Phật nhảy tường - món ăn đại bổ khi xưa chỉ dành cho quý tộc, điều gì làm nên mức giá siêu đắt đỏ?

H.M - Ngày 26/04/2024 07:00 AM (GMT+7)

Món ăn truyền thống của Trung Quốc này làm từ những nguyên liệu bổ dưỡng nhất, chế biến theo cách cầu kỳ, phức tạp và cần rất nhiều thời gian.

Phật nhảy tường trong phiên âm của tiếng Trung là “Fo tiao qiang”, có nguồn gốc là súp vi cá của người dân tỉnh Phúc Kiến. Món ăn này rất bổ dưỡng, được phục vụ trong cung đình, các gia tộc quan lại thời phong kiến.

Trong nền ẩm thực Trung Hoa, món Phật nhảy tường được xếp vào hàng "cao lương mỹ vị". Một phần vì nguyên liệu quý, một phần vì quá trình chế biến rất cầu kỳ, tỉ mỉ, đòi hỏi sự kiên nhẫn rất lớn.

Phật nhảy tường - món ăn đại bổ khi xưa chỉ dành cho quý tộc, điều gì làm nên mức giá siêu đắt đỏ? - 1

Xưa kia, món ăn này chỉ được phục vụ cho các gia đình quý tộc giàu có vào dịp đông lạnh vì tính bổ dưỡng. Người Trung Quốc thường ăn nhiều từ độ sau tết Trung thu đến giữa tháng 3 năm sau.

Nguồn gốc món Phật nhảy tường

Nói về nguồn gốc của món ăn Trung Quốc này thì có rất nhiều giai thoại được người dân truyền miệng. Người ta nói rằng món ăn này có nguồn gốc từ thời nhà Thanh dưới thời trị vì của Hoàng đế Đạo Quang, người trị vì Trung Quốc từ năm 1820 đến năm 1850. Có 18 nguyên liệu chính và 20 loại gia vị khác nhau để tạo nên món ăn. Nguyên liệu chính gồm có thịt gà, vịt, dạ dày lợn, chân giò lợn, gân, giăm bông, dạ dày gà vịt, vây cá mập, hải sâm, bào ngư, sò điệp khô, bong bóng cá, trứng chim bồ câu, nấm hương, măng tre v.v..

Có một số câu chuyện liên quan đến nguồn gốc của Phật nhảy tường. Đầu tiên là nó được phát minh bởi một nhóm người ăn xin, những người đi ăn xin khắp nơi với chiếc bát du của họ. Vào cuối ngày, họ sẽ bỏ tất cả thức ăn đã thu thập được vào một chiếc nồi lớn.

Phật nhảy tường - món ăn đại bổ khi xưa chỉ dành cho quý tộc, điều gì làm nên mức giá siêu đắt đỏ? - 2

Một ngày nọ, một người buôn gạo ngửi thấy mùi thơm của thức ăn khi đang đi trên phố. Anh ta phát hiện ra mùi mời gọi đến từ một chiếc nồi vỡ có rượu Trung Quốc và thức ăn thừa đang nấu trong đó. Người buôn gạo này sau đó nhận ra mình có thể làm gì với việc trộn nhiều nguyên liệu khác nhau rồi nấu cùng rượu, và Phật nhảy tường đã được phát minh.

Câu chuyện thứ hai thú vị hơn. Ngày xưa, người Phúc Kiến có một truyền thống gọi là 试厨 (shi chu) nghĩa đen là thử tài nấu nướng. Theo truyền thống này, cô dâu mới phải có mặt tại nhà mới (nhà chồng) vào ngày cưới, trở về gia đình mình vào ngày cưới thứ hai và đến ngày thứ ba trở về nhà mới. Thử thách trong ngày thứ ba là cô dâu phải thể hiện tài nấu nướng của mình với gia đình mới. Đó là phép thử về khả năng quản lý gia đình của một cô dâu.

Xưa có một cô gái rất được nuông chiều nhưng lại không biết nấu ăn, vì sắp lấy chồng nên cô rất lo lắng về “shi chu” sắp tới. Người mẹ của cô lo lắng đã quyết định giúp cô bằng cách gói từng nguyên liệu tốt nhất trong nhà vào lá sen và hướng dẫn cô nhiều lần cách nấu những món ăn đã gói sẵn. Nhưng cô dâu đã quên hết lời dặn của mẹ trong tâm trạng lo lắng.

Đến tối, cô vào bếp mở tất cả những gói thức ăn mà mẹ cô đã gói sẵn. Cô đặt mọi thứ lên bàn và không biết bắt đầu từ đâu. Vừa lúc cô sắp kiệt sức, cô nghe thấy mẹ và bố chồng đang đi về phía nhà bếp. Cô dâu mới sợ họ mắng mình vì làm bừa bộn trong bếp nên vội đổ hết đồ ăn vào bình đựng rượu đặt cạnh bàn. Sau đó, cô dùng lá sen để bọc thức ăn bịt miệng bình rượu rồi đặt bình lên bếp vẫn còn sót lại một ít than hồng. Nản lòng trước ý nghĩ về nhiệm vụ trước mắt, cô lặng lẽ quay về nhà bố mẹ đẻ.

Ngày hôm sau, khách đến đông đủ còn cô con dâu mới thì lại biến mất. Bố mẹ chồng vào bếp và thấy bình đựng rượu trên bếp, họ ngạc nhiên thấy nó còn ấm! Khi mở nắp bình rượu, mùi thơm của thức ăn đang sôi tràn ngập khắp nơi. Các vị khách yêu thích món ăn này và nó nhanh chóng được biết đến với cái tên Phật nhảy tường.

Phật nhảy tường - món ăn đại bổ khi xưa chỉ dành cho quý tộc, điều gì làm nên mức giá siêu đắt đỏ? - 3

Một câu chuyện khác kể rằng món ăn này có nguồn gốc từ thời Hoàng đế Quang Tự của nhà Thanh, người trị vì từ năm 1875 đến 1908. Một quan chức chính phủ ở Phúc Châu đã tổ chức tiệc và mời một bộ trưởng tên là Chu Lian. Một trong những người hầu của viên quan chính phủ là một đầu bếp rất giỏi và cô ấy đã cho gà, vịt và thịt lợn vào nấu cùng với rượu Thiệu Hưng. Khi Chu Lian nếm thử món ăn này, ông không ngừng khen ngợi nó. Sau đó, ông bảo đầu bếp nhà mình là Zheng ChunFa học cách làm món ăn này. Zheng lấy công thức nhưng sửa đổi nó bằng cách sử dụng nhiều hải sản và ít thịt hơn và đặt tên nó là 坛烧八宝 (Bát kho báu của một bếp lò).

Khi món ăn đã nổi tiếng là cao lương mỹ vị, nhiều văn nhân nổi tiếng từ phương xa đã đến để nếm thử món ăn. Sau khi ăn một bữa thịnh soạn và ngon miệng, những người đàn ông no đủ thường ca ngợi món ăn này, một trong số đó là "Đàm khải huân hương phiêu tứ lân - Phật văn khí thiền khiêu tường lai". Có nghĩa là mùi thơm của thức ăn tuyệt vời đến nỗi ngay cả Đức Phật cũng bị thức ăn của phàm trần cám dỗ. Một câu chuyện khác kể rằng mùi thơm ngào ngạt lan tỏa khắp các bức tường của ngôi chùa bên cạnh đến nỗi ngay cả các nhà sư cũng bị món ăn mời gọi.

Nguyên liệu làm món Phật nhảy tường

Nguyên liệu làm món ăn này không cố định, tùy thuộc vào người nấu. Về cơ bản sẽ có 18 nguyên liệu chính, trong đó bao gồm chủ yếu là các loại sơn hào hải vị như hải sâm, vây cá mập, nhân sâm, bào ngư, gân hươu, sò điệp, các loại nấm… Ngoài ra, còn có thể thêm một số thành phần khác như trứng cút, thịt gà, khoai môn, tuyết yến… Mỗi loại đều cần được hấp riêng, sau đó mới cho chung vào một thố bằng đất sét loại miệng nhỏ rồi cho thêm rượu Thiệu Hưng để hương vị thêm đậm đà.

Phật nhảy tường - món ăn đại bổ khi xưa chỉ dành cho quý tộc, điều gì làm nên mức giá siêu đắt đỏ? - 4

Ngoài thành phần nguyên liệu bổ dưỡng thì gia vị cũng là yếu tố rất quan trọng làm nên món ăn độc đáo này. Người đầu bếp sẽ cần chuẩn bị tới 12 loại gia vị khác nhau, ngoài gia vị cơ bản còn có quế, gừng, ngũ vị hương... Thiếu một loại gia vị thôi cũng làm món ăn kém hấp dẫn. Quá trình nấu ra món ăn này rất cầu kỳ, từ điều tiết lửa cho đến việc cho nguyên liệu nào vào trước, nguyên liệu nào vào sau. Những người đầu bếp chuyên nghiệp còn cẩn thận đậy nắp nồi bằng lá sen để hạn chế tối đa mùi thơm thoát ra.

Phật nhảy tường có mức giá đắt đỏ

Do cách chế biến cầu kỳ và nhiều loại nguyên liệu quý hiếm nên món ăn này luôn có mức giá cao ngất ngưởng. Mỗi phần Phật nhảy tường thường có mức giá dao động trong khoảng 1.000 NDT, tương đương khoảng 3.5 – 4 triệu đồng cho 1 đến 2 người ăn. Món này còn từng được trang BBC Travel liệt kê nằm trong trong danh sách những món ăn đắt đỏ bậc nhất hành tinh. 

Phật nhảy tường - món ăn đại bổ khi xưa chỉ dành cho quý tộc, điều gì làm nên mức giá siêu đắt đỏ? - 5

Ở Bắc Kinh và một số thành phố lớn khác, bạn có thể dễ dàng tìm thấy các nhà hàng phục vụ món ăn bổ dưỡng này. Khi có dịp tới thăm Trung Quốc, cố Nữ hoàng Elizabeth II và tỷ phú Bill Gates từng dùng thử món súp đắt đỏ này và dành nhiều lời ngợi khen.

Vì sao trứng cá Caviar đắt đỏ nhất hành tinh vẫn được giới sành ăn săn lùng?
Những quả trứng bé xíu lại có cái giá "trên trời" khiến nhiều người thắc mắc: Vì sao chúng lại có giá đắt như vậy?

Hưởng

Theo H.M Tổng hợp
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Hưởng