Tại Cần Giờ (Long An) có một đặc sản làm từ loài vật tên còng này vô cùng nổi tiếng, làm nao lòng bao người.
Còng thuộc họ cua, thường sống ở đầm lầy, các bãi bùn lầy, bãi biển... Tại Cần Giờ (Long An) có một đặc sản làm từ loài vật này vô cùng nổi tiếng - mắm còng. Hương vị của món ăn này vừa thơm vừa béo lại có vị đậm đà rất quyến rũ. Vì thế, chúng là món rất phổ biến trong các bữa ăn của người Cần Giuộc.
Còng thuộc họ cua, thường sống ở đầm lầy, các bãi bùn lầy, bãi biển..
Người dân Cần Giuộc không biết mắm còng có từ bao giờ. Họ chỉ biết rằng hiện vẫn còn xã Phước Lại là nơi chuyên sản xuất mắm còng. Dù công thức làm mắm có nhiều điểm chung, song mỗi gia đình tại đây đều có bí quyết riêng để tạo nên hương vị độc đáo cho món đặc sản.
Để chế biến được món mắm còng thơm ngon, người dân phải trải qua rất nhiều công đoạn. Ban đầu, họ đi bắt còng, thường đi từ 8h tối đến 3h sáng hôm sau vì lúc ấy mới dễ tìm được còng tươi ngon.
Để chế biến được món mắm còng thơm ngon, người dân phải trải qua rất nhiều công đoạn.
Còng khi bắt về, người dân liền đem đi rửa sạch cho bớt mùi tanh rồi cho vào máy xay nhuyễn với muối và đường. Sau đó, hỗn hợp này được đem phơi khoảng 3-4 ngày, vắt lấy nước cốt và tiếp tục phơi nắng đến khi keo sệt lại. Lưu ý, nên làm mắm còng vào mùa khô vì đó là khoảng thời gian nắng to nhất trong năm. Nắng to sẽ giúp mắm còng đạt chất lượng tốt nhất, còn nắng yếu sẽ làm mắm không thể chín và nanh hỏng.
Mắm còng được làm và phơi đúng chuẩn thì khi bỏ vào hũ, bịt kín miệng, sau 3 – 4 tháng vẫn giữ được hương vị riêng. Đặc biệt, chúng nhìn không đẹp, thậm chí có màu đen sệt như bùn nhưng hương vị rất thơm ngon.
Khi ăn mắm còng, người ta thường bỏ thêm đường, ớt, chanh, tỏi và ăn cùng với cà đĩa, dưa leo, thịt luộc, các loại rau luộc. Hương vị đậm đà, thơm ngon của mắm còng khiến cho những món ăn quen thuộc khác trở nên thật lạ miệng và hấp dẫn.
Hiện nay, ở Long An có hàng trăm hộ gia đình làm mắm còng. Du khách khi đến đây có thể mua mắm còng với giá từ 80.000 đồng – 100.000 đồng/kg.