Tục lạ ngày Tết: Người Churu đi bắt chồng, người H'mông... vỗ mông để tỏ tình

H.M - Ngày 02/02/2022 00:08 AM (GMT+7)

Bên cạnh những phong tục đón Tết cổ truyền quá quen thuộc của người Kinh, nhiều dân tộc khác cũng có cách riêng để chào đón năm mới vô cùng độc đáo.

Người Churu vừa đón Tết vừa đi… bắt chồng

Tết đến xuân về chính là mùa lễ hội bắt chồng của các dân tộc ở vùng Tây Nguyên, trong đó có dân tộc Churu. Người dân tộc Churu theo chế độ một vợ một chồng, người đàn ông thường sống với gia đình nhà vợ, con cái đều theo họ mẹ. Người con gái sẽ là người chủ động trong việc hôn nhân. Khi một cô gái đã tìm được người đàn ông mình thích, cô gái ấy sẽ chủ động báo tin này đến gia đình của mình. Nếu được đồng ý, một người trong gia đình cô gái sẽ được cử đến gia đình nhà trai để cầu hôn.

Tục lạ ngày Tết: Người Churu đi bắt chồng, người Hamp;#39;mông... vỗ mông để tỏ tình - 1

Nếu nhà trai chấp nhận lời cầu hôn thì nhà gái sẽ trao quà cho nhà trai và làm thủ tục đeo nhẫn đính hôn vào ngón tay của chàng trai. Vào một đêm đẹp trời cô gái người dân tộc Churu sẽ đeo chiếc nhẫn thề nguyền vào tay chàng trai và tiến hành lễ bắt chồng. Thời gian để tiến hành lễ bắt chồng là vào ban đêm. Trái lại chàng trai không thuận ý sau 7 ngày sẽ mang trả nhẫn. Cô gái sẽ kiên trì trao nhẫn cho chàng vào một đêm trăng thanh gió mát đến khi nào chàng ưng lòng mới thôi.

Người Cống đón Tết với hoa mào gà

Tết hoa mào gà là lễ hội cổ truyền đặc sắc, chứa đựng những yếu tố văn hóa tích cực gắn với xã hội người Cống ở Điện Biên, phản ánh sinh động đời sống và bản sắc tộc người. Cũng như các dân tộc anh em khác trên địa bàn tộc người Cống canh tác chủ yếu trên nương rẫy và ruộng nước, ruộng bậc thang, một năm một vụ chính; ngoài ra còn trồng trọt các loại rau màu trên đất bãi ven sông, suối để phát triển nghề chăn nuôi gia súc, gia cầm phục vụ tết, lễ, sinh hoạt.

Tục lạ ngày Tết: Người Churu đi bắt chồng, người Hamp;#39;mông... vỗ mông để tỏ tình - 2

Bên cạnh đời sống vật chất người Cống còn có đời sống tinh thần phong phú thông qua trang phục, các phong tục tập quán, lễ hội (Tết hoa mào gà, lễ cúng bản, Lễ cúng tổ tiên, Lễ cưới, Lễ lên nhà mới, Lễ lên lão, Lễ tạ ơn Ngọc Hoàng...) trong đó Tết hoa mào gà là độc đáo nhất bởi đây là nghi lễ trong ngày tết cổ truyền của người Cống. Các nghi lễ diễn ra trong Tết hoa mào gà ngoài yếu tố thiêng còn có sự tham gia của các yếu tố nghệ thuật trình diễn dân gian nên cuốn hút cả cộng đồng cùng hướng về cội nguồn tổ tiên.

Tết hoa mào gà còn là dịp để dân làng bày tỏ lòng biết ơn với các thần linh, các quan thổ thần thổ địa nơi đồng bào sinh sống đã phù hộ cho họ một năm có sức khỏe và mùa màng tươi tốt đồng thời cầu xin những điều tốt đẹp cho một năm mới.Tết hoa mào gà từ bao đời nay và mãi mãi vẫn là một nhu cầu tâm linh không thể thiếu được trong đời sống tinh thần mỗi dịp đón mừng năm mới của đồng bào dân tộc Cống.

Phong tục vỗ mông tỏ tình ngày Tết của người H’mông

Trong hai ngày 25 và 26 tháng Chạp, người H'mông bắt đầu nghỉ ngơi và đón Tết. Tối 30 Tết, người dân tộc H'mông bắt đầu lễ cúng tổ tiên bằng lợn, gà. Trước kia, người H'mông không có truyền thống gói bánh chưng nhưng họ lại chuẩn bị thịt, rượu và bánh ngô đầy đủ trong dịp Tết. Tối ngày 20 Tết, người H'mông cũng tổ tiên của mình bằng những món ăn làm từ thịt lợn, thịt gà. Sau khi cùng tổ tiên, gia đình sẽ quây quần bên nhau và cùng thưởng thức bữa cơm mà người dân tộc Kinh hay gọi là "cơm tất niên" cho đến khi tiếng gà gáy đầu tiên vang lên.

Từ mùng 1 Tết trở đi, họ sẽ mặc quần áo, giày dép mới để đi hơi tết.Nhắc đến Tết của người Mông thì không thể thiếu Lễ hội Sái Sán hay còn được gọi là Lễ Hội Gầu Tào. Lễ hội được tổ chức để tôn thể hiện sự tôn kính của người dân, cầu mong cho mùa màng, gia súc bội thu, trẻ em được hạnh phúc. Nếu một gia đình người dân tộc H'mông có thành viên đang đau ốm, sức khỏe không tốt hay mùa màng thất bát thì gia đình có thể mời một thầy cúng tổ chức lễ hội Gầu Táo nhằm cầu mong sự may mắn, sức khỏe tốt hơn.

Tục lạ ngày Tết: Người Churu đi bắt chồng, người Hamp;#39;mông... vỗ mông để tỏ tình - 3

Ngoài ra, trong dịp Tết của người H'mông còn có phong tục vỗ mông để tỏ tình. Đây là cách tỏ tình khá độc đáo của những chàng trai, cô gái trẻ người H'mông. Vào mỗi dịp Tết đến xuân về các nam thanh nữ tú sẽ tập trung dưới chân núi để vui xuân, xem hội. Nếu một chàng trai đã thầm thích một cô gái nào đó sẽ vỗ mông nàng để "bắn tín hiệu", cô gái sẽ nhanh chóng nhận ra tấm chân tình của chàng trai và hai người sẽ dắt tay nhau tìm chỗ tâm tình riêng tư thâu đêm suốt sáng để thỏa hết tình cảm chứa chan bấy lâu.

Đầu năm cầu duyên ở 4 ngôi chùa linh nghiệm nhất: Khi đi lẻ bóng khi về có đôi
Những ai còn đang độc thân vui vẻ thì còn chần chừ gì mà không đến những ngôi chùa này để cầu duyên nhân dịp năm mới.

Du lịch Việt Nam

H.M Tổng hợp
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Những phong tục tết kỳ lạ của người Việt