10 dấu hiệu của người sợ đối đầu

Nguyễn Hường - Ngày 10/06/2023 19:00 PM (GMT+7)

10 dấu hiệu này cho thấy bạn có thể quá sợ đối đầu và điều đó đang ảnh hưởng xấu đến cuộc sống của bạn. 

1. Bạn đồng ý chỉ để giữ hòa bình

Bạn đã bao giờ thấy mình gật đầu đồng ý với một kế hoạch bản thân không hề thích chỉ để tránh xảy ra tranh cãi chưa? Có thể bạn của bạn gợi ý một nhà hàng mà bạn không hề thích cho bữa tối nhưng bạn vẫn đồng ý. Nếu bạn thường xuyên thấy mình trong những tình huống phải kìm nén sở thích của bản thân để duy trì sự hài hòa thì đây có thể là dấu hiệu cho thấy bạn quá sợ đối đầu.

2. Bạn giữ lại ý kiến ​​​​của mình

10 dấu hiệu của người sợ đối đầu - 1

Bạn đang tham gia một cuộc họp nhóm và bạn có một đề xuất có thể giúp dự án chạy trơn tru hơn. Nhưng sau cùng, bạn lại giữ im lặng, sợ rằng ý tưởng của mình có thể bị coi là một thách thức hoặc lời chỉ trích.

Bạn cùng bạn bè thảo luận về một bộ phim rất nhiều người thích nhưng bạn lại không thích. Tuy nhiên, bạn chỉ giữ im lặng mà không nói ra suy nghĩ của mình để tránh bất đồng.

Nếu bạn thường giữ lại ý kiến ​​của mình để tránh xung đột tiềm ẩn, đó là dấu hiệu cho thấy sự đối đầu khiến bạn sợ hãi.

3. Bạn thấy lo lắng về việc làm người khác thất vọng

Điều này hơi phức tạp một chút vì nó gắn liền với mong muốn bẩm sinh của chúng ta là được yêu thích và chấp nhận. Nhưng nếu ý nghĩ bày tỏ quan điểm khác biệt hoặc nói "không" khiến bạn sợ hãi vì có thể làm ai đó thất vọng thì đó là dấu hiệu của cảm giác sợ đối đầu.

Nhà tâm lý học, Tiến sĩ Harriet Lerner nói rằng nỗi sợ làm người khác thất vọng thường có thể bắt nguồn từ nỗi sợ đối đầu sâu xa. Nếu điều này nghe có vẻ giống bạn thì bạn không đơn độc. Thực tế là có rất nhiều người như vậy. 

4. Bạn xin lỗi thường xuyên 

Nếu bạn thấy mình xin lỗi ngay cả khi đó không phải là lỗi của bạn hoặc khi không có gì phải xin lỗi, đó có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang cố tránh những cuộc đối đầu tiềm ẩn. Bạn xin lỗi khi ai đó va phải minhd, xin lỗi vì những điều nằm ngoài tầm kiểm soát của bản thân như chuyện nắng mưa... Xin lỗi quá mức có thể là một chiến lược vô thức để bạn giữ hòa khí và tránh những tranh chấp tiềm ẩn.

5. Bạn đấu tranh để thiết lập ranh giới

Đặt ra ranh giới là khẳng định nhu cầu và giới hạn của bạn nhưng nó cũng dễ dẫn đến xung đột hoặc phản kháng. Điều này có thể gây khó khăn nếu bạn là người không thích đối đầu. Ví dụ: Bạn luôn làm việc muộn vì không thể nói không với sếp, hoặc liên tục kiệt sức vì không thể từ chối yêu cầu của bạn bè. Đây có thể là những dấu hiệu cho thấy bạn đang gặp khó khăn trong việc thiết lập ranh giới do sợ phải đối đầu.

6. Các mối quan hệ của bạn thiếu chiều sâu

Đối đầu đúng cách có thể giúp đôi bên thân mật và hiểu rõ về nhau hơn. Nhưng nếu bạn luôn tránh xa các cuộc thảo luận có khả năng gây tranh cãi, bạn có thể thấy các mối quan hệ của mình ngày một thiếu chiều sâu.

Ví dụ: Bạn tránh nói về những kế hoạch tương lai với nửa kia của mình hoặc bỏ qua những cuộc trò chuyện sâu sắc và ý nghĩa với bạn bè vì sợ rằng điều đó có thể gây ra bất đồng.

Nếu bạn cảm thấy các mối quan hệ của mình hời hợt, đó có thể là dấu hiệu cho thấy nỗi sợ đối đầu đang kìm hãm bạn.

7. Bạn thường thấy bực bội, căng thẳng

Tránh đối đầu có thể giúp bạn giữ hòa bình tạm thời nhưng nó cũng có thể dẫn đến cảm giác oán giận. Nếu bạn thường xuyên nhận thấy cảm giác bực bội, đó có thể là do cảm xúc không được bộc lộ và sợ đối đầu.

Ví dụ: Khi bạn luôn làm theo những gì bạn của bạn muốn, bạn có thể bắt đầu cảm thấy bực bội. 

Sống trong nỗi sợ hãi thường xuyên về xung đột tiềm ẩn cũng có thể tạo ra trạng thái căng thẳng và lo lắng kinh niên. Bạn luôn phải cảnh giác, cố gắng điều hướng hành động và lời nói của mình và điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bạn.

8. Bạn gặp khó khăn trong việc thể hiện bản thân

10 dấu hiệu của người sợ đối đầu - 2

Nỗi sợ đối đầu thường có thể cản trở bạn thể hiện bản thân mình. Bạn dường như luôn phải kìm nén con người thật của mình để tránh xung đột tiềm ẩn. Bạn tuân theo những kỳ vọng và chuẩn mực của người khác thay vì thể hiện danh tính và cảm xúc thực sự của mình. Đó có thể là phong cách ăn mặc, một số hành vi nhất định hoặc thậm chí là theo đuổi con đường sự nghiệp mà người khác chấp thuận. Như nhà tâm lý học Leon F. Seltzer nhấn mạnh trong một bài báo trên tờ "Tâm lý học ngày nay", nỗi sợ thể hiện con người thật của một người thường bắt nguồn từ nỗi sợ phải đối mặt và bị từ chối.

9. Bạn thường cảm thấy mình là người dễ dãi

Bạn có thường cảm thấy mình bị coi thường hoặc không được coi trọng không? Đây có thể là kết quả của việc bạn cố tránh đối đầu. Khi bạn luôn làm việc vì bạn không thể từ chối, bạn bè của bạn sẽ quen với việc bạn luôn nhượng bộ họ, lâu dần dẫn đến cảm giác trở thành kẻ dễ dãi. Đây là dấu hiệu rõ ràng cho thấy nỗi sợ đối đầu đang khiến bạn đánh mất lòng tự trọng của mình.

10. Nhu cầu của bạn thường không được đáp ứng

Nếu bạn luôn tránh xung đột và ưu tiên nhu cầu, mong muốn của người khác hơn của chính mình, thì có khả năng nhu cầu của bạn thường không được đáp ứng. Nếu bạn thường xuyên thấy mình trong những tình huống mà nhu cầu của bạn bị bỏ qua hoặc phớt lờ thì đó là dấu hiệu rõ ràng cho thấy nỗi sợ đối đầu đang ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn. 

6 dấu hiệu đơn giản giúp bạn nhận biết kẻ giả tạo
Những kẻ giả tạo thường không dễ để người khác phát hiện ra bản chất của mình vì họ là những diễn viên giỏi. Nhưng cho dù họ có khéo léo đến đâu, nếu bạn biết cách để ý, bạn sẽ hoàn toàn có thể phát hiện ra các dấu hiệu trước khi họ tác động tiêu cực đến bạn.

Tư duy thông minh

Theo Nguyễn Hường
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tư duy thông minh