Nàng luôn khiến vua Quang Tự cảm thấy có được một điểm tựa tinh thần, một tri kỷ vừa có thể trò chuyện tâm tình, vừa có thể cùng nhau bàn chuyện quốc gia đại sự. Điều này khiến Trân phi được vua sủng ái hết mực, song lại khiến nàng thành cái gai trong mắt Từ Hy.
Ám ảnh cảnh mẹ chồng – nàng dâu
Trong lịch sử phong kiến Trung Hoa, Từ Hy Thái hậu được xem là một trong 3 người phụ nữ quyền lực nhất bên cạnh Võ Tắc Thiên thời Đường và Lã Hậu thời Hán. Dù hơn một thế kỷ đã trôi qua từ khi qua đời, đến nay, nhắc đến Từ Hy Thái hậu, người ta vẫn có những luồng quan điểm tranh cãi trái chiều.
Là người phụ nữ quyền lực đứng đầu thiên hạ, Từ Hy Thái hậu đã từng ra tay với không ít kẻ ngáng đường bà. Trong số những người không may mắn đó, có cả Trân phi, người con dâu vốn được con trai bà là Hoàng đế Quang Tự vô cùng sủng ái. Trước khi qua đời, Trân phi đã để lại 3 lời trăn trối khiến người đàn bà quyền lực kia phải thấy sợ hãi.
Trân Phi là phi tần của Thanh Đức Tông Quang Tự Hoàng đế. Nàng thuộc thị tộc Tha Tha Lạp thị, có ông nội là Dụ Thái, cựu Tổng đốc Thiềm Châu và Cam Túc, cha là Tả Thị lang Bộ Lễ Trường Tự.
Ngay khi vừa vào cung, Trân Phi đã chiếm được sự sủng ái của hoàng đế với sắc đẹp hiếm có và trí thông minh, nhanh nhạy.
Khi còn nhỏ, Trân Phi cùng người chị ruột sinh sống tại Quảng Châu. Tới năm nàng 10 tuổi, cả Trân phi và Cẩn phi đều được đón vào kinh thành.
Năm Quang Tự thứ 15 (1889), Trân Phi cùng người chị ruột trúng tuyển tú nữ và được vào cung làm phi tần của Hoàng đế khi Trân phi mới 13 tuổi. Ngay khi vừa vào cung, Trân Phi đã chiếm được sự sủng ái của hoàng đế với sắc đẹp hiếm có và trí thông minh, nhanh nhạy. Thậm chí, hoàng đế Quang Tự còn sủng ái nàng hơn cả Hoàng hậu Diệp Hách Na lạp thị (cháu gái Từ Hy).
Bấy giờ, Diệp Hách Na lạp thị là Hoàng hậu song lại có thân hình quá gầy, khuôn mặt cũng không có gì đặc biệt, thậm chí nhìn qua còn giống người bị gù. Cẩn phi, chị gái ruột của Trân phi lại có thân hình hơi đầy đặn. Trong khi đó, Trân phi không chỉ có vóc dáng vừa vặn mà còn sở hữu vẻ đẹp hiếm có, nhan sắc nổi bật.
Ban đầu, Từ Hy Thái hậu dành khá nhiều tình cảm cho người con dâu xinh xắn thông minh này. Nhiều người thậm chí còn nhận xét ở Trân phi có nét gì đó tương đồng với Thái hậu.
Biết Trân phi thích vẽ tranh, Từ Hy Thái hậu đã mời thầy trong cung về dạy cho nàng. Không chỉ vậy, mỹ nhân này còn có sở thích chụp ảnh và cải trang thành nam giới. Thân là nữ nhi song Trân phi có cảm hứng đặc biệt với việc triều chính, quốc gia đại sự. Tính cách đó đã phần nào gián tiếp dẫn đến cái chết thương tâm của nàng sau này.
Hoàng hậu bấy giờ vì không được Hoàng đế sủng ái nhất nên luôn đem lòng đố kỵ. Hoàng hậu thường xuyên tìm đến Từ Hy Thái hậu để thêu dệt những chuyện xấu nhằm hạ bệ Trân phi.
Từ Hy nghe xong càng thêm nhen nhóm ý định trừ khử người con dâu không yên phận này.Hiếu Định Cảnh hoàng hậu do ghen ghét mà liên tục gièm pha Trân phi trước mặt Từ Hi Thái hậu, cùng sự tiêu xài hoang phí của Cảnh Nhân cung khiến Thái hậu thêm ác cảm với Trân phi.
Một điều khiến Trân phi sau này không được lòng mẹ chồng là do sự tân tiến trong suy nghĩ với tư tưởng theo đuổi sự tự do, không thích sự trói buộc. Nàng luôn khiến vua Quang Tự cảm thấy có được một điểm tựa tinh thần, một tri kỷ vừa có thể trò chuyện tâm tình, vừa có thể cùng nhau bàn chuyện quốc gia đại sự. Điều này khiến Trân phi được vua sủng ái hết mực, song lại khiến nàng thành cái gai trong mắt Từ Hy.
Âm mưu dẹp đi cái gai và lời trăn trối ám ảnh
Thế nhưng, trước mọi sự chèn ép của Từ Hy Thái hậu, Trân phi không hề sợ hãi. Từ Hy còn thường xuyên bắt vua Quang Tự phải ngủ lại trong cung Hoàng hậu để không cho Trân Phi được có cơ hội ở bên cạnh vua.
Vào năm 1900, trước thời điểm thực hiện kế hoạch đào tẩu khi liên quân Tây Dương bắt đầu càn quét Bắc Kinh, Từ Hy đã gọi Trân Phi đến cung của mình. Bà nói với con dâu nếu không muốn làm gánh nặng cho Hoàng đế thì hãy cùng nhau nhảy giếng để tuẫn tiết.
Qua những chuyện từ trước, Trân phi đủ thông minh để hiểu ra rằng đây là kế hoạch của Từ Hy muốn dẹp đi cái gai chính là mình. Song Hoàng đế Quang Tự đang ở xa, Trân phi chưa thể tìm người tới cứu thì đã bị thái giám Lý Liên Anh lôi ra ngoài giếng.
Giếng Trân phi, nơi Từ Hy thái hậu đã sai người triệt hạ con dâu.
Biết mình không thể qua khỏi, Trân phi đã trăn trối 3 câu trước khi nhận lấy cái chết tức tưởi.
"Hoàng thượng sẽ không để ta chết!"
"Bà thích chạy trốn thì cứ việc chạy trốn."
"Nhưng Hoàng thượng thì không nên chạy trốn!"
Sau những lời trăn trối đó, Trân phi đã bị tay thái giám kia đẩy xuống giếng sâu hun hút. Năm 1901, khi trở về Bắc Kinh, vua Quang Tự đã cho thân nhân của Trân phi vớt thi hài nàng ra khỏi giếng. Để bưng bít chuyện năm xưa, Từ Hy liền phong Trân phi làm Trân Quý phi, hạ lệnh chôn ở mộ địa cung nữ bên ngoài Tử Cấm thành.
Sau này khi Phổ Nghi lên ngôi kế vị, Trân phi được truy phong thành Khác Thuận Hoàng quý phi. Năm 1915, người chị ruột của nàng là Cẩn phi đã đem thi hài Trân phi dời táng đến Phi viên tẩm thuộc Sùng Lăng.
Theo các nhà nghiên cứu, người đàn bà quyền lực Từ Hy Thái hậu chắc hẳn phải cảm thấy rất sợ hãi trước những lời trăn trối của con dâu. Tuy còn nhỏ tuổi nhưng câu nói "Còn Hoàng thượng thì không nên trốn" của Trân phi khiến bà ám ảnh. Bởi bà hiểu chữ “Hoàng thượng” ở đây chính là nói đến bà, người thực sự nắm mọi quyền lực.