Nếu bạn đang tìm kiếm những dấu hiệu của trí thông minh thì dưới đây là 4 câu một người thực sự thông minh thường không nói.
1. “Tôi luôn cần mọi người ở bên”
Nhiều nghiên cứu cho thấy, những người có năng lực trí tuệ cao hơn thường tìm thấy sự thoải mái và bình yên khi ở một mình. Một nghiên cứu về lý thuyết hạnh phúc đã khám phá khái niệm về sự cô độc và cách nó giao thoa với trí thông minh.
Các nhà nghiên cứu cho biết: “Những người thông minh hơn có mức độ hài lòng với cuộc sống thấp hơn khi giao tiếp xã hội thường xuyên hơn với bạn bè”.
Phát hiện này chỉ ra một thực tế là những người được coi là thông minh có nhiều khả năng hạnh phúc hơn khi ở bên chính mình. Đó là lý do tại sao bạn thường không bao giờ tìm thấy một người thông minh nào thốt ra câu: “Tôi luôn cần ở bên mọi người”.
Họ độc lập về tinh thần, có thể thích dành thời gian với người khác nhưng không bị phụ thuộc bởi điều đó. Họ biết những lợi ích sâu sắc của khoảng thời gian một mình, khi có thể hoàn toàn tập trung mà không bị quấy rầy.
2. “Tôi không lo lắng nhiều chút nào”
Bạn có phải là người hay lo lắng, thường băn khoăn về những điều nhỏ nhặt? Sự thật là, những người thông minh thường lo lắng nhiều hơn.
Một nghiên cứu của Đại học Lakehead có tựa đề “Tâm trí lo lắng và suy ngẫm có phải là tâm trí thông minh hơn không?” kết luận rằng một người có “trí thông minh ngôn từ” cao có nhiều khả năng “lo lắng” và “suy ngẫm lại” hơn.
Lo lắng có thể là tác dụng phụ của một bộ não năng động, có tư duy cầu tiến. Đó là lý do tại sao những người thông minh có xu hướng không nói: “Tôi không lo lắng nhiều chút nào”.
Trong khi tất cả chúng ta đang thư giãn với bia và pizza thì họ có thể ngồi đó suy nghĩ, phân tích hành động tiếp theo của mình và đoán trước những kết quả có thể xảy ra trong một tình huống. Đó cũng có thể là phẩm chất giúp những bộ óc thông minh luôn nhạy bén và tập trung.
3. “Tôi thích làm mọi việc theo đúng công thức”
Nghiên cứu trên “Bản tin Tâm lý” cho thấy, một cách tiếp cận độc đáo là dấu hiệu của sự thông minh. Các nhà nghiên cứu cho biết: “Những đặc điểm liên quan đến sự tham gia của trí tuệ và tính độc đáo có liên quan chặt chẽ hơn đến trí thông minh”.
Làm mọi việc theo đúng công thức rõ ràng có thể mang lại cảm giác bình yên, an toàn và đoán trước được nhưng trí thông minh phát triển mạnh mẽ trong những điều chưa biết. Đó là lý do tại sao bạn sẽ không bao giờ thấy một người thông minh nói: “Tôi thích làm mọi việc theo đúng công thức.”
Các quy tắc có vai trò mang lại cấu trúc và trật tự nhưng trí thông minh xoay quanh sự sáng tạo, khả năng thích ứng và tìm ra giải pháp vượt xa mức bình thường. Đó không phải là đọc thuộc lòng một loạt hướng dẫn mà là định hình lại cách thực hiện mọi việc và làm cho chúng trở nên tốt hơn.
4. “Tôi chưa bao giờ gặp vấn đề về sức khỏe tâm thần”
Một người thực sự thông minh sẽ không bao giờ đưa ra những tuyên bố như “Tôi chưa bao giờ gặp vấn đề về sức khỏe tâm thần của mình”. Tại sao? Vì không ai miễn nhiễm với tình trạng sức khỏe tâm thần kém. Đó không phải là cách bộ não hoạt động và những người thông minh biết điều này.
Trên thực tế, trí thông minh và sức khỏe tâm thần thường gắn liền với nhau, có mối liên hệ rõ ràng giữa trí thông minh cao và khả năng đối mặt với những thách thức về sức khỏe tâm thần cao hơn.
Một nghiên cứu khoa học của Mỹ phát hiện ra rằng, những người có trí tuệ cao “dễ mắc” một số rối loạn tâm lý nhất định, bao gồm “nghi ngờ rối loạn tâm trạng và lo âu”. Những người thông minh có thể nắm bắt tốt những cảm xúc tinh tế nhất và thừa nhận rằng sức khỏe tinh thần là một hành trình năng động. Điều này là do bộ não của chúng ta và khó tránh khỏi những căng thẳng của cuộc sống hiện đại.
Trí thông minh thực sự nằm ở việc thừa nhận và giải quyết những vấn đề phức tạp trong tâm trí con người, chấp nhận những nhược điểm của nó và hiểu rằng sức khỏe tâm thần kém không phải yếu điểm mà là một khía cạnh của trải nghiệm con người. Suy cho cùng, sự tài giỏi và dễ bị tổn thương có thể cùng tồn tại trong bộ óc vĩ đại.