4 điều bạn cần từ bỏ nếu thực sự muốn thành công

Bảo Anh. - Ngày 04/12/2021 11:21 AM (GMT+7)

Đôi khi, điều kìm hãm chúng ta không phải là thiếu thứ gì đó mà là việc chúng ta từ chối loại bỏ thứ gì đó đã trở nên lỗi thời hoặc không còn phù hợp.

Khi nhắc đến thăng tiến sự nghiệp, bạn nghĩ về việc làm gì? Học các kỹ năng mới? Xây dựng mạng lưới kết nối hay bận rộn hơn với các công việc tay trái?

Đó đều là những lựa chọn tuyệt vời để bạn tiến lên trong sự nghiệp. Nếu bạn đang tìm kiếm một cơ hội thăng tiến hoặc nâng cao khả năng cạnh tranh của bản thân, mở rộng kiến ​​thức và xây dựng các mối quan hệ luôn là điều hữu ích.

Nhưng khi muốn thăng tiến hơn, bạn cũng cần xem xét đến một cách tiếp cận khác là việc phải buông bỏ. Đôi khi, điều kìm hãm chúng ta không phải là thiếu thứ gì đó mà là việc chúng ta từ chối loại bỏ thứ gì đó đã trở nên lỗi thời hoặc không còn phù hợp.

Hãy xem danh sách dưới đây và tự hỏi mình bạn có thể dành chỗ cho những kỹ năng hoặc mối quan hệ mới bằng cách từ bỏ những điều bạn đã không còn cần nữa hoặc không phù hợp nữa không.

1. Một người cố vấn không có ích

4 điều bạn cần từ bỏ nếu thực sự muốn thành công - 1

Bạn sẽ luôn cần những người giúp đỡ, kề vai sát cánh để ngày càng tiến xa hơn. Những người đi trước với nhiều kinh nghiệm, những huấn luyện viên hoặc người cố vấn có thể giúp ta định hướng tốt hơn và đưa ra các quyết định đúng đắn hơn.

Tuy nhiên, vì các mối quan hệ phát triển theo thời gian nên hoàn toàn xảy ra khả năng một người nào đó có ảnh hưởng và hữu ích vào một thời điểm khác với bạn sau đó lại trở thành vấn đề.

Khi bạn có những tiến bộ nhất định trong sự nghiệp của mình, ai đó đã từng là một người cố vấn tuyệt vời có thể tranh đua với chính bạn hoặc bị mắc kẹt trong một tư duy lỗi thời trong khi bạn đang tiếp tục phát triển. Dù lý do là gì, nếu bạn thấy không còn phù hợp, hãy cân nhắc hơn về mối quan hệ này. Tất nhiên, bạn không cần phải cắt đứt quan hệ hoàn toàn hoặc chấm dứt tình bạn nhưng bạn cũng không cần phải giữ chặt người này và duy trì mối quan hệ như trước.

2. Mục tiêu không liên quan

Việc đặt ra mục tiêu luôn giữ vai trò rất quan trọng. Nếu bạn không làm việc hướng tới một điều gì đó cụ thể, bạn sẽ rất khó để định hướng hành động của mình, dẫn đến rắc rối trong một số tình huống. Bên cạnh đó, những thay đổi như thuyên chuyển sang bộ phận khác, thay lãnh đạo, một cơ hội mới hoặc bất kỳ thay đổi nào không lường trước được đều có thể ảnh hưởng đến tính khả thi của mục tiêu.

Giả sử bạn đặt mục tiêu tăng doanh thu cho một dòng sản phẩm cụ thể nhưng người giám sát của bạn lại nói rằng cô ấy muốn bạn tăng doanh thu cho một dòng sản phẩm khác. Nếu bạn không thể làm cả hai, tốt hơn bạn nên sắp xếp để thực hiện mục tiêu của công ty hoặc trao đổi thẳng thắn để bảo vệ quan điểm của mình.

Chúng ta thường không muốn có thói quen từ bỏ mục tiêu khi thấy bị thách thức hoặc căng thẳng nhưng hãy tập đánh giá định kỳ xem liệu mục tiêu của bạn có còn ở mức ưu tiên cao như trước không.

3. Phương pháp tiếp cận lỗi thời

4 điều bạn cần từ bỏ nếu thực sự muốn thành công - 2

Chắc hẳn chúng ta không chủ định để nói rằng: "Nhưng chúng tôi vẫn luôn làm theo cách đó!" Tuy nhiên, khi cảm thấy thoải mái, chúng ta dễ trở nên sợ sự thay đổi và tìm kiếm sự an toàn trong những gì chúng ta biết.

Hãy tự hỏi bản thân xem bạn có đang gắn bó với điều gì đó không, như một thói quen, một hệ thống phần mềm, một quy trình chỉ bởi vì nó đã quen thuộc. Bạn có cảm thấy lo sợ khi nghĩ đến việc sửa cách tiếp cận của mình không? Sự giằng co đó chính là khởi đầu của tư duy: "Chúng tôi vẫn luôn làm theo cách này!".

Bạn có thể làm việc nhanh chóng và tự tin hơn khi cảm thấy thoải mái với các quy trình và công nghệ của mình, nhưng khi gặp phải khó khăn sẽ rất nguy hiểm. Đừng sợ điều mới hay sự thay đổi. Hãy cam kết khám phá dù chỉ một điều mới trong lĩnh vực của bạn mỗi năm. Điều này có thể giúp bạn tránh gắn bó với phương pháp đang ngày càng lỗi thời.

4. Công nghệ

Hãy nghĩ về một tương tác nào đó quan trọng của bạn với đồng nghiệp hoặc bạn bè. Các bạn nhắn với nhau qua tin nhắn hay email? Điều đó không nên chút nào. Nếu bạn cần thuyết phục ai đó, yêu cầu sự giúp đỡ, đưa ra một quyết định khó khăn hoặc nói lời xin lỗi, nhớ rằng công nghệ là một phương tiện hỗ trợ, không phải là phương tiện để bạn giao tiếp trong những trường hợp này. Hãy cố gắng đặt điện thoại của bạn xuống, bước ra khỏi văn phòng và tương tác trực tiếp với mọi người.

Tất nhiên, đó chỉ là một trong những lý do để bạn từ bỏ công nghệ khi có thể. Bạn mất bao nhiêu thời gian mỗi ngày để lướt Facebook trong vô định? Bạn mất bao lâu để viết được những câu hay ho trên Instagram?

Bạn không cần từ bỏ tất cả ứng dụng của mình nhưng hãy xem bạn dành bao nhiêu thời gian cho chúng. Kiểm soát lại thời gian của bạn trước khi sếp để ý đến lý do khiến bạn mất tập trung. Bạn cũng sẽ ngạc nhiên về năng suất của mình tăng lên nhanh chóng khi việc sử dụng công nghệ bị kiểm soát.

Hầu hết chúng ta đều có những thói quen, mối quan hệ, niềm tin và lối hành động thỉnh thoảng cần được xem xét kỹ lưỡng để xác định xem chúng có còn phù hợp với hoàn cảnh hiện tại hay không. Nếu bạn chưa xem xét điều này trước đây, giờ chính là thời điểm tốt để bạn xem lại kế hoạch của mình nhằm xác định những gì bạn cần bổ sung và những gì bạn muốn từ bỏ để có được những bước tiến lớn nhất trong sự nghiệp.

Đi làm, đừng quá tích cực trong 4 việc này
Ở nơi làm việc, người năng động và tích cực tham gia vào các vấn đề liên quan đến công việc sẽ dễ đạt được thành công hơn. Tuy nhiên có 4 điều mà...

Bí kíp "sống sót" nơi công sở

Bảo Anh.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tư duy thông minh