Đi làm, đừng quá tích cực trong 4 việc này

Kiên Nguyễn - Ngày 10/08/2021 11:39 AM (GMT+7)

Ở nơi làm việc, người năng động và tích cực tham gia vào các vấn đề liên quan đến công việc sẽ dễ đạt được thành công hơn. Tuy nhiên có 4 điều mà người khôn ngoan luôn biết cách để tránh không nên quá tích cực. 

Khi thực sự bước chân vào cuộc sống ngoài đời, bạn sẽ không lạ lẫm gì với những chuyện hai người cùng xuất phát điểm như nhau nhưng lại rẽ lối theo hai hướng hoàn toàn khác. Họ có thể học cùng lớp đại học, có hoàn cảnh sống tương tự nhau, nhưng sau 5-10 năm bươn chải, hai người đã ở hai vị trí hoàn toàn khác biệt. 

Trong công việc, kiến thức và kỹ năng không phải là điều quan trọng nhất, thái độ mới là điều quyết định. Càng ở vị trí cao trong công ty, thái độ lại càng được xem trọng. 

Thái độ của một người sẽ quyết định cách họ hành động, quyết định thành công của người đó. Người có thái độ tích cực khi nhìn thấy trở ngại sẽ biến đó thành cơ hội, tự mở ra con đường dành cho mình. Ở nơi làm việc, người năng động và tích cực tham gia vào các vấn đề liên quan đến công việc sẽ dễ đạt được thành công hơn. Tuy nhiên có 4 điều mà người khôn ngoan luôn biết cách để tránh không nên quá tích cực. 

1. Yêu cầu tăng lương

Đi làm, đừng quá tích cực trong 4 việc này - 1

Tăng lương là điều mà ai cũng mong muốn khi đi làm. Có câu nói rất hay rằng: “Bạn nhận được những gì bạn thương lượng, không phải những gì bạn xứng đáng”. Nếu bạn luôn làm tốt và không có ý kiến gì với mức lương từ cách đây đã vài năm, lý do gì các sếp phải chủ động tăng lương cho bạn? 

Đó là lý do mà bạn hãy là người chủ động đề nghị khi thấy mình thực sự xứng đáng. Nhưng vấn đề nằm ở phần “thực sự xứng đáng”. 

Đừng nghe ai đó nói chuyện chủ động đề nghị tăng lương mà cũng về nhà viết giấy hay đòi gặp lãnh đạo để ý kiến về mức lương khiêm tốn. Việc bạn làm được những gì, năng lực của bạn thế nào, thái độ của bạn ra sao, cấp trên đều biết rõ. 

Trước khi bước vào phòng lãnh đạo và đưa ra đề nghị này, hãy có sự chuẩn bị về những đóng góp của mình cũng như tìm hiểu kỹ về vị trí tương đương tại các doanh nghiệp khác cùng ngành. Thêm vào đó, việc chủ động đưa ra đề nghị này cũng cần có sự khéo léo để đôi bên cùng đạt được thoả thuận. Đừng quá tích cực ca bài ca tăng lương mà quên nhìn vào những gì mình thực sự đóng góp được. 

2. Báo cáo nhất cử nhất động của đồng nghiệp

Đi làm, đừng quá tích cực trong 4 việc này - 2

Trong công việc, bạn và đồng nghiệp vừa là người làm cùng nhau, bạn bè mà cũng là người cạnh tranh trong công việc. Khi làm việc, muốn thành công cần biết hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau để thúc đẩy hiệu quả làm việc nhóm nhưng cũng cần thể hiện năng lực của riêng mình, không được quên sự cạnh tranh. 

Ai cũng muốn bước lên vị trí cao hơn và để làm được điều đó, bạn phải thể hiện mình là người đủ năng lực, thực sự xứng đáng. Bạn có thể làm cách này, cách kia để thể hiện năng lực của mình nhưng nhớ rằng dù là cách nào cũng phải cạnh tranh một cách lành mạnh. 

Nếu đồng nghiệp của bạn có lỗi, cấp trên sẽ là người biết. Đừng ngày ngày đi soi đồng nghiệp rồi báo cáo với cấp trên từng ly từng tí. Không ai muốn có một người đồng nghiệp như vậy và bản thân người lãnh đạo cũng không thích thú với những nhân viên không có tính đoàn kết, không thể làm việc trong một tập thể. 

3. Tổ chức tụ họp

Đi làm, đừng quá tích cực trong 4 việc này - 3

Những buổi tụ họp, trò chuyện chính là cơ hội để các đồng nghiệp gắn kết và hiểu nhau hơn. Tuy nhiên đừng vì thế mà quá tích cực trong việc này. 

Khi bạn khởi xướng lên những buổi tụ họp quá thường xuyên, đồng nghiệp của bạn sẽ cảm thấy phiền khi khoảng thời gian để nghỉ ngơi của mình trở nên hạn hẹp. Nhớ rằng, ai cũng có cuộc sống riêng của mình và cần những khoảng thời gian giải lao để nghỉ ngơi hay làm điều mình muốn. 

Nếu ai đó không muốn tham gia, việc nói lời từ chối thực sự có thể khiến họ bối rối. Tham gia nhiều thì mất thời gian riêng mà từ chối thì sợ mất lòng đồng nghiệp, mang tiếng xa rời tập thể. Có thể việc muốn tổ chức tụ họp của bạn xuất phát từ ý tốt nhưng khi quá thường xuyên, nó vô tình lại trở thành điều khiến mọi người cảm thấy khó xử, không thoải mái. 

4. Nịnh nọt lãnh đạo

Đi làm, đừng quá tích cực trong 4 việc này - 4

Lãnh đạo là người xác định vị trí của chúng ta trong công ty, xác định số tiền lương của chúng ta và sự thay đổi của các vị trí, bởi vậy mà ai đi làm cũng mong nhận được cảm tình của cấp trên, được cấp trên yêu mến. Nhiều người vì điều này mà không ngừng tìm cách để làm vừa lòng lãnh đạo, tất nhiên không thiếu chuyện nịnh nọt. 

Thực tế, không có gì sai khi bạn làm hài lòng lãnh đạo của mình. Việc có mối quan hệ tốt với lãnh đạo, hoàn thành tốt công việc của mình là điều quan trọng, có ý nghĩa trong việc quyết định khả năng thành công. Tuy nhiên, nếu bạn thái quá trong vấn đề này, chỉ chú tâm tới việc làm sao để "vừa tai" cấp trên nhất, kết quả sẽ đi ngược lại những gì bạn mong muốn.

Sếp của bạn cũng là người và không ai là không thích nhận được lời khen. Tuy nhiên những lời khen đó phải xuất phát từ lòng chân thành, không phải khen một cách lố bịch. Đối với đồng nghiệp xung quanh, cũng sẽ không ai cảm thấy thoải mái khi bên cạnh có người làm việc thì không lo, ngày ngày chỉ luôn tính cách làm sao để nịnh lãnh đạo được hay nhất.

Sẽ tốt hơn khi bạn học được cách cư xử khéo léo với mọi người, trong đó bao gồm cấp trên, đồng nghiệp và tiến lên phía trước bằng chính năng lực của mình. 

Những câu từ người thông minh không bao giờ nói
Đôi khi những lời bạn nói ra không hẳn đúng với suy nghĩ của mình nhưng những người khác lại không nghĩ đơn giản như vậy. Họ cho rằng những câu nói ấy...

Bí kíp "sống sót" nơi công sở

Kiên Nguyễn (Theo zhuanlan.zhihu)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tư duy thông minh