Để trở thành người đạt được thành tích cao, điều quan trọng là hãy học theo suy nghĩ của những người thành công và rèn luyện cho mình những thói quen tốt đó.
Mọi người đều muốn thành công nhưng con đường để đạt được điều đó không phải lúc nào cũng dễ dàng.
1. Họ tập trung vào mục tiêu của mình và loại bỏ những phiền nhiễu
Trong cuộc sống hàng ngày, luôn có điều gì đó thu hút sự chú ý và khiến chúng ta mất tập trung. Chúng ta có thể vô tình bị cuốn theo video lan truyền trên mạng xã hội hoặc bắt kịp xu hướng mới nhất chỉ vì không muốn cảm thấy bị bỏ rơi.
Những người đạt thành tích cao không như vậy. Họ làm mọi thứ để thực sự tập trung vào công việc của mình. Những người đạt thành tích cao biết bản thân muốn gì và sẽ kiên trì khi đạt được tiến bộ. Họ chú ý đến từng chi tiết và chăm chỉ làm việc để đạt được ước mơ của mình.
Đôi khi, những người đạt thành tích cao thậm chí còn tự cô lập mình trong khi làm việc để loại bỏ những phiền nhiễu. Họ có thể nhốt mình trong phòng để tập trung vào dự án và kết quả luôn đáng để chờ đợi.
2. Họ cảm thấy thoải mái với thất bại của bản thân
Một số người rất sợ thất bại, trong khi những người đạt thành tích cao lại sợ mất cơ hội thử sức hơn là thất bại. Họ biết rằng thất bại chỉ là một phần của quá trình. Vấn đề với họ không phải là có thể vượt qua thử thách hay không mà là làm thế nào để có thể hoàn thành nhiệm vụ trước mắt.
Những người đạt thành tích cao luôn có những kế hoạch phức tạp và chiến lược thay thế để kiểm soát những gì họ có thể và bỏ qua mọi phiền nhiễu. Họ không cho phép những thất bại khiến mình nản lòng.
Nhớ rằng thất bại không phải bước lùi mà là bước đệm tốt để bạn đạt được thành công. Nếu không có thất bại, những người đạt thành tích cao sẽ không thể rời khỏi vùng an toàn của mình và đạt được tiến bộ mà họ mong muốn.
3. Họ không trì hoãn
Tính nhất quán là một trong những yếu tố quan trọng nhất góp phần làm nên thành công. Bạn không thể giỏi hơn ở một lĩnh vực nào đó nếu bạn chỉ luyện tập khi bạn thấy thích.
Đối với những người đạt thành tích cao, điều quan trọng là luôn cố gắng trở nên tốt hơn bất chấp cảm giác của họ là gì. Họ chỉ tập trung vào những gì cần phải làm thay vì lãng đãng trên chín tầng mây. Họ nghĩ ra một kế hoạch và bắt đầu ngay lập tức, thực hiện hàng ngày. Thay vì mãi ở trong lối mòn, họ nghĩ về điều đã khiến mình bắt đầu cuộc hành trình.
Nhớ rằng, bạn đã lựa chọn theo đuổi ước mơ của mình, vì vậy bạn cần phải nỗ lực hết mình nếu muốn thành công. Nếu bạn muốn tận dụng tối đa cuộc sống của mình, đã đến lúc bắt đầu hành động.
4. Họ chủ động và tạo ra cơ hội cho riêng mình
Những người đạt thành tích cao biết rằng họ có thể bắt đầu và tạo ra câu chuyện của riêng mình thông qua nỗ lực làm việc chăm chỉ. Trong khi những người khác bị mắc kẹt bởi việc chờ đợi thời điểm thích hợp thì những người đạt thành tích cao đã bắt đầu thực hiện ước mơ của mình.
Vận may đến một cách ngẫu nhiên và sự tình cờ cần gặp được sự chuẩn bị sẵn sàng. Vì vậy, những người đạt thành tích cao luôn cố gắng sẵn sàng nhất có thể. Với họ, đứng yên và chờ đợi thời cơ là lãng phí thời gian. Thay vào đó, họ luôn chủ động và tăng cơ hội may mắn.
5. Họ hành động có chủ ý
Thay vì chỉ có mục tiêu, những người đạt thành tích cao tiến thêm một bước bằng cách tạo ra một hệ thống cho phép mình đạt được tiến bộ. Ví dụ, thay vì chỉ đặt mục tiêu giảm 2 kg, họ lập một kế hoạch bao gồm thói quen ăn uống lành mạnh và tập thể dục thường xuyên.
Họ tìm ra những nhiệm vụ cần thiết để tiến về phía trước, sau đó thực hành có chủ đích. Luyện tập có chủ ý là quá trình thực hiện một hoạt động với mục đích trở nên tốt hơn sau mỗi lần thử. Điều này cho phép mọi người nhìn vào điểm yếu của mình và học cách cải thiện những điểm đó.
6. Họ luôn có thái độ tích cực
Những học sinh có thành tích cao nhất là những người vui vẻ và không gặp nhiều áp lực - và điều tương tự cũng đúng đối với những người trưởng thành đang cố gắng tồn tại trong cuộc sống này.
Hãy luôn nhớ rằng, thất bại là điều không thể tránh khỏi nhưng chúng chỉ là tạm thời. Tư duy này giúp bạn tìm thấy niềm vui trong những gì bạn làm và khiến hành trình hướng tới thành công của bạn dễ dàng hơn rất nhiều.
Bằng cách buông bỏ những điều tiêu cực, không gì có thể cản trở bạn đạt được sự vĩ đại và thành công. Thái độ tích cực cũng giúp mọi người nghĩ rằng công việc của họ quan trọng đối với người khác, điều này đóng vai trò là động lực để tiếp tục theo đuổi mục tiêu tương tự.
7. Họ biết khi nào nên tin vào trực giác của mình
Bạn đã bao giờ hồi tưởng về quá khứ và ước mình nên làm theo trực giác của bản thân chưa? Tất cả chúng ta đều có chiếc la bàn bên trong, nó hướng chúng ta đến nơi mà chúng ta thực sự muốn dù nó thường trái ngược với những gì bộ não và suy nghĩ lý trí của chúng ta chỉ ra.
Trong cuộc đời, chúng ta liên tục trải qua những tình huống khác nhau giúp củng cố lòng can đảm và trực giác của mình. Khi chúng ta tiếp xúc nhiều hơn với các điều kiện và hoàn cảnh khác nhau, trực giác của chúng ta càng tốt hơn và cơ hội thành công cũng như may mắn sẽ đến cao hơn.
Những người đạt thành tích cao biết khi nào nên tin vào trực giác của mình. Họ đã học được từ những kinh nghiệm trong quá khứ và tin tưởng rằng bản năng của họ thường đúng. Những người đạt thành tích cao tạo ra cơ hội cho riêng họ, trái ngược với những người khác tin rằng họ chỉ đến đó nhờ may mắn.
8. Họ làm việc với những người họ có thể tin cậy
Những người đạt thành tích cao cũng cần sự giúp đỡ của người khác trong tình huống nhất định. Họ nhận ra họ không thể làm mọi thứ một mình. Vì vậy, họ ở bên cạnh những người đáng tin cậy, những người có thể giúp họ đạt được mục tiêu.
Họ có xu hướng để mắt tới nhân tài nên dễ dàng thu hút được những người phù hợp vào nhóm của mình. Cuộc sống vốn không dễ dàng nên chúng ta cần những người có thể chia sẻ nỗi sợ hãi, suy nghĩ và cảm xúc của mình.
9. Họ luôn nỗ lực học hỏi và tiến bộ hơn
Việc đạt được những ước mơ lớn có thể khiến bất kỳ ai phấn khích nhưng thực sự đam mê khát vọng của mình lại là một chuyện khác. Với những người đạt thành tích cao, niềm đam mê đạt được ước mơ của họ cũng đi kèm với mong muốn tiếp tục học hỏi và trở nên tốt hơn.
Họ hiểu rằng họ càng nghĩ mình biết nhiều thì thực tế họ càng làm ít nên họ không ngừng tìm cách cải thiện kỹ năng của bản thân. Họ biết rằng việc cho rằng mình là chuyên gia có thể cản trở sự phát triển của họ. Vì vậy, họ luôn kiểm soát bản thân bằng cách coi mình như người mới bắt đầu.