Cố gắng tiết kiệm vẫn thất bại là do bạn đã mắc phải lỗi nghiêm trọng này

Bảo Anh. - Ngày 11/11/2020 18:42 PM (GMT+7)

Tiêu tiền là bản chất của con người và việc cấm đoán quá mức chỉ là để trấn áp, sớm muộn "núi lửa" vẫn sẽ phun trào. Nếu nhiều lần hô quyết tâm nhưng bạn vẫn thất bại trong tiết kiệm, rất có thể bạn đã mắc phải lỗi sai nghiêm trọng này.

Trừ khi bạn đã quá hài lòng với cuộc sống hiện tại của mình, đừng nói với bản thân rằng bạn không thể tiết kiệm tiền. Chúng ta đều có khả năng và cơ hội để làm cho cuộc sống của mình với gia đình ngày càng tốt đẹp hơn. 

Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể tiết kiệm tiền. Nhiều người dù biết tầm quan trọng của việc tiết kiệm nhưng họ vẫn không thể cưỡng lại được niềm vui khi được chi tiêu, mua sắm. 

Vấn đề lớn cản trở bạn chính là ý chí thôi chưa đủ để tiết kiệm  

Cố gắng tiết kiệm vẫn thất bại là do bạn đã mắc phải lỗi nghiêm trọng này - 1

Khi muốn tiết kiệm, chúng ta thường lên dây cót tinh thần và hứa thật mạnh mẽ rằng mình sẽ tiết kiệm. Chúng ta dùng sức mạnh ý chí để có thể lấn át ham muốn tiêu tiền. Chúng ta tự hứa với lòng mình rằng mình sẽ không được tiêu đến số tiền đó.

Thế nhưng, vào một ngày không mấy đẹp trời khác, bạn lại sẵn sàng chi tiêu thả phanh khi tâm trạng bạn suy sụp. Sức mạnh ý chí không còn, bạn sẵn sàng tiêu vào những gì mình muốn, chỉ mong có thể cứu vãn tình cảnh tệ hại này. Mọi nỗ lực tiết kiệm bỗng chốc tan biến, thành quả tiết kiệm cũng bị "đốt" thật nhanh "trong vài nốt nhạc". 

"Đúng là ý chí có thể khiến người ta tiết kiệm tiền, nhưng đó không phải là giải pháp khả thi và lâu dài", Kelly McGonigal, nhà tâm lý học tại Đại học Stanford, cho biết. 

Ý chí là một nguồn lực có hạn. Dù là kiềm chế tính nóng nảy, kiềm chế tiêu dùng hay từ chối những lời mời chào giảm giá, ý chí đều có cùng sức mạnh. Ý chí sẽ dần cạn kiệt, vì vậy kết quả của việc chăm chỉ rèn luyện tính tự chủ rất có thể khiến bạn mất tự chủ.

Vậy tại sao ý chí lại khó giúp chúng ta tiết kiệm tiền? Bởi vì chúng ta cần ý chí để quyết định mọi việc hàng ngày. Nói cách khác, mỗi ngày càng phải lo lắng nhiều việc, ý chí sẽ càng tiêu hao lớn, giống như làm quá nhiều việc mỗi ngày, sức lực cũng sớm cạn. Tóm lại, tiết kiệm tiền là không khả thi nếu chỉ dựa vào sức mạnh ý chí.

Tin tốt là bạn vẫn có thể tiết kiệm tiền mà không cần chỉ dựa vào ý chí. Điều quan trọng nhất là bạn phải xây dựng hệ thống tiết kiệm tiền của riêng mình, để những "luật lệ" này thay thế ý chí tiết kiệm tiền. 

2 bước hiệu quả giúp bạn tiết kiệm tiền 

Cố gắng tiết kiệm vẫn thất bại là do bạn đã mắc phải lỗi nghiêm trọng này - 2

Bước 1: Tiết kiệm tự động 

Trước hết, muốn khỏi đau đầu trong việc tiết kiệm tiền, chúng ta cần tránh rơi vào những vòng lặp: “tháng này tiết kiệm bao nhiêu tiền”. Điều này có nghĩa là không được duy ý chí để tiết kiệm tiền.

Hãy sử dụng phương pháp tự động hóa, đặt chế độ gửi tiết kiệm tự động ngay vào ngày lấy lương hàng tháng. Bạn sẽ không phải nghĩ ngợi xem tháng này tiết kiệm bao nhiêu mà ngân hàng sẽ làm điều đó giúp bạn. Tốt nhất, tiền nên được tiết kiệm trước khi bạn có thể chạm vào và nghĩ xem mình sẽ tiêu gì với nó.

Bước 2: Thiết lập những "gờ giảm tốc"

Sau khi giải quyết được rắc rối trong việc tiết kiệm tiền, bước tiếp theo bạn cần làm là sử dụng một hệ thống "gờ giảm tốc" để kiểm soát tốc độ tiêu tiền. Hãy tưởng tượng rằng bạn đang đi trên đường, những gờ giảm tốc sẽ giúp bạn hạn chế vận tốc, đảm bảo độ an toàn cần thiết và đây là điều mà bạn cũng cần làm với chế độ tài chính của mình.

Ví dụ, bạn là người khó phân bổ chi tiêu, dễ bốc đồng tiêu hết trong một lúc, vậy việc bạn cần làm là chia sinh hoạt phí thành 2 hoặc 4 phần để chi tiêu hợp lý. Hãy chia tiền vào các phong bì dành cho các khoản hoặc hàng tuần để tránh việc bản thân tiêu không có kiểm soát, đầu tháng vung tay cuối tháng làm bạn với mì tôm. Một ưu điểm nữa là hệ thống "gờ giảm tốc" này sẽ giúp bạn đạt được mức tiêu dùng hợp lý mà không cần quan tâm đặc biệt đến ngân sách, thỉnh thoảng cuối tháng còn có thêm tiền để dành.

Tiêu tiền là bản chất của con người và việc cấm đoán quá mức chỉ là để trấn áp, sớm muộn "núi lửa" vẫn sẽ phun trào. Cách tiếp cận đúng là giải phóng áp lực khi nó vẫn còn nhỏ, sắp xếp cách tiết kiệm tiền và chi tiêu thông qua việc lập kế hoạch trước, sử dụng một cách có hệ thống và đặt mục tiêu tài chính hợp lý.

Học lỏm chị dâu làm một điều trước khi đi chợ, tôi tiết kiệm được cả triệu tiền ăn
Nhờ học theo mẹo nhỏ của chị dâu, bà mẹ bỉm sữa này đã tiết kiệm được cả triệu tiền ăn mỗi tháng bằng một thói quen trước khi đi chợ.
Bảo Anh.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bí quyết chi tiêu