Ai cũng bảo, Tết đến một năm mới có một lần nên dù sao cũng phải ăn chơi cho thỏa đáng, chơi hết mình cho đúng nghĩa là Tết.
Thế nên, người người, nhà nhà, có bao nhiêu tiền là dốc hết vào khoản ăn, khoản chơi. Vì Tết mà không có vài triệu bạc trong người, không hào phóng mời bạn bè bữa nhậu, tới quán karaoke hay tới nhà một chuyến thì coi như không có Tết. Đàn ông thì càng phải sĩ diện hơn đàn bà.
Thế nên, cứ Tết đến thì chỉ cần là đàn ông là phải có đôi ba triệu trong người để thể hiện bản lĩnh trời sinh với anh em bạn bè. Các ông tha hồ gọi nhau rượu chè, tha hồ rút tiền lì xì cho trẻ con, người lớn mà không hề nghĩ đến, sau Tết, các ông lấy gì mà tiêu.
Có người còn bày vẽ mời bạn bè đi chơi, đi lễ, đi du lịch dù rằng, trong túi chẳng có mấy đồng. Đó là chuyện của mấy anh đang thì son rỗi còn định cưa cẩm mấy em trẻ xinh tươi. Còn mấy ông có vợ thì cũng không dại như thế trừ khi các ông ấy có bồ.
Các em mà mở miệng bảo anh lì xì em đi thì y như rằng, tờ polime xanh đỏ trong túi bay ra không thương tiếc. Khổ là, mấy em lại có lệ, tiền ít thì không nhận, nhất định phải là tờ polime xanh, đỏ cơ. Thế mà gọi là lì xì cho vui, khác gì cướp tiền của người ta hay xin tiền cưỡng bức.
Tiền không cánh mà bay. Bay tới khi trong túi không còn đồng nào nữa thì nhận ra, mình không có tiền tiêu sau Tết. Lúc ấy, hối cũng đã muộn rồi… (Ảnh minh họa)
Chuyện của mấy ông thì dừng ở chuyện nhậu và tan gái, còn chuyện của mấy bà nghe còn nghiêm trọng hơn. Cuối năm, các bà đua nhau làm đẹp, mua sắm. Mà khổ, ngày nào không làm đẹp, cứ chọn đúng ngày đông đúc, người ta đổ hết ra đường mà mua sắm, mà đi làm tóc, nhuộm đen, nhuộm vàng. Bảo rồi, đi sớm thì các bà không nghe. Cứ thích sát ngày vì sát ngày, độ đẹp mới gọi là cực đỉnh.
Có bao nhiêu tiền, các bà dốc vào cái đầu, cái quần, cái váy để diện trong chỉ vài ngày Tết, thậm chí là chẳng diện được tí nào. Vì các bà không lường trước được, mình phải lu bù với bếp núc, chẳng có thời gian thảnh thơi mà nghĩ tới chuyện tô tí son, đánh tí phấn cho sang con người. Khổ thế đấy, bao nhiêu năm rồi các bà không rút được kinh nghiệm, vẫn cứ lao vào làm đẹp nhưa chưa hề có chuyện đó xảy ra. Khổ thân các bà…
Sang xuân, nhiều bà còn trả thù chồng bằng việc thoát khỏi gian bếp, lao vào ăn chơi, vui vẻ với bạn bè mà quên mất cả nhiệm vụ làm dâu, làm vợ. Tiền các bà mang đi tiêu như nước để chứng tỏ mình là chủ gia đình, mình có quyền quyết định kinh tế. Các bà đi chùa, đi khấn vái, đi đủ các thứ trên đời để thỏa đam mê của mình. Đặc biệt, các bà còn tụm ba, tụm bảy đi du lịch mà người ta hay gọi là du xuân. Tiền không cánh mà bay. Bay tới khi trong túi không còn đồng nào nữa thì nhận ra, mình không có tiền tiêu sau Tết. Lúc ấy, hối cũng đã muộn rồi…
Câu chuyện ăn chơi đầu xuân để nhắc nhở những ai có tư tưởng ăn chơi cho bõ Tết, hay ra giêng ngày rộng tháng dài thì phải dừng ngay lại. (ảnh minh họa)
Chúng ta hay có tư tưởng sống nay biết nay. Có một dịp gì là cứ bỏ hết tiền bạc kinh tế vào ăn chơi. Kiểu nay ăn nhà hàng sang trọng, mai về ăn mì tôm không ai biết đấy là đâu. Nếu ai đang có tư tưởng như vậy phải dừng lại ngay. Cuộc sống rất dài và sống là phải có tính toán kĩ càng cho tương lai. Tiền không thể vì cái chuyện ‘một năm mới có một cái Tết’ mà dồn hết vào, tiêu cho sướng tay cả lương cả thưởng rồi đến khi đi làm lại một xu không có, tiền mua sữa cho con cũng phải đi vay. Mà có người cho vay còn may, không có ai giúp đỡ, lúc ấy, hối hận đã muộn màng.
Câu chuyện ăn chơi đầu xuân để nhắc nhở những ai có tư tưởng ăn chơi cho bõ Tết, hay ra giêng ngày rộng tháng dài thì phải dừng ngay lại. Dù biết, cuộc sống là hưởng thụ, sống là phải biết chơi, biết vui nhưng đừng vì ham vui, ham chơi quá mà quên mất nhiệm vụ nặng nề trong tương lai. Có thế nào thì tiêu thế ấy. Tết vui đấy, thích đấy nhưng có ít tiêu ít, có nhiều tiêu nhiều, không thể đua đòi với bạn bè, họ hàng. Người ta có nhiều thì tiêu kiểu nhiều, mình có ít ăn Tết kiểu ít, vẫn vui, vẫn thích thú đó thôi. Ai bảo Tết ít tiền thì không vui. Cứ là Tết là vui rồi…