“Anh đừng bao giờ nhắc lại trước mặt bạn bè em về những ngày tháng nghèo khổ nữa.Bây giờ mình đã giàu có, em không muốn người ta bới móc, thêu dệt”.
Đây là lần thứ 3, em nói với anh điều này. Trước đây, anh nghĩ em nói những lời đó khi tâm trạng không tốt, khi có ai đó chạm vào những vất vả, khó nhọc mà em và các anh chị phải gánh chịu. Song, đến lần thứ 3 thì anh tin rằng đó chính là suy nghĩ hiện tại của em.
Sự mặc cảm về quá khứ nghèo hèn khiến em không dám tự tin vào những gì mình đang có. Điều đó khiến anh chạnh lòng. Cha mẹ đã vất vả nuôi gần chục đứa con khôn lớn nên người. Giờ đây, đứa nào cũng thành đạt nhưng cha mẹ không có phúc được hưởng. Cha mẹ ra đi khi đã vắt cạn kiệt sức lực cho con. Thế thì tại sao em không tự hào về điều đó? Nghèo khó phải đâu là tội lỗi, càng không phải là điều gì đáng để xấu hổ, mặc cảm!
Sẽ không có chuyện làm lành, sẽ không có chuyện anh nói lời xin lỗi như những lần trước đây. Em cứ giận, cứ buồn cho đến lúc nào nhận ra được mình đã sai... (Ảnh minh họa)
Bà xã ạ, không ai chọn cửa sinh ra nhưng làm một người lương thiện chính là niềm tự hào lớn nhất của mỗi con người. Đừng chối bỏ quá khứ, đừng mặc cảm vì mình đã sinh ra trong gia đình nghèo khó. Khi yêu em, lấy em, anh trân trọng những giọt mồ hôi cha mẹ đã đổ xuống. Anh yêu đôi bàn tay chai sạn vì lao động của vợ mình. Thế thì tại sao em lại không cho anh nói lên tình yêu đó, niềm tự hào đó?
Có thể em sẽ giận, sẽ buồn, sẽ trách móc vì anh “không nghe lời”, vì anh đã nhất quyết không quên quá khứ nghèo khó của em. Tuy nhiên, anh thà như thế chứ không thể nào phủ nhận một điều hiển nhiên, một giá trị cao đẹp mà mẹ cha đã xây đắp, tạo dựng.
Sẽ không có chuyện làm lành, sẽ không có chuyện anh nói lời xin lỗi như những lần trước đây. Em cứ giận, cứ buồn cho đến lúc nào nhận ra được mình đã sai...