Điều gì sếp không nói ra nhưng nhân viên nào cũng cần biết?

Kiên Nguyễn - Ngày 13/02/2022 11:35 AM (GMT+7)

Bạn cần biết rằng cấp trên không chỉ trích bạn vì họ ghét bạn hay thích bới móc lỗi của mọi người mà họ làm điều đó bởi vì nó là công việc của họ. Một phần việc của người sếp chính là giúp nhân viên của mình học hỏi và phát triển.

Sớm 15 phút là "đúng giờ"

Điều gì sếp không nói ra nhưng nhân viên nào cũng cần biết? - 1

Đúng giờ là điều kiện quan trọng để công việc có thể hoàn thành tốt. Bạn không thể làm công việc của mình nếu bạn không xuất hiện ở đó. Thế nhưng, đúng giờ không có nghĩa là chỉ đơn giản là đến vừa kịp, vào phút chót.

Để đến đúng giờ, bạn nên xuất hiện sớm một chút. Sẽ tốt hơn khi bạn có mặt tại văn phòng trước khi bắt đầu 15 phút. Điều này sẽ giúp bạn có khoảng trống nhất định để giải quyết những vấn đề phát sinh. Bạn cũng có thể dành khoảng thời gian đến trước này để tự pha cho mình một tách trà hoặc đọc tin tức… để sẵn sàng bắt đầu một ngày mới.

Bạn nhận được thứ bạn cho đi

Trong công việc, mọi thứ không phải lúc nào cũng công bằng nhưng chắc chắn rằng nếu bạn chỉ cống hiến 50% sức lực của mình thì bạn sẽ không thể hái trái ngọt. Kimmie Marek, giám đốc sáng tạo và đồng sở hữu tại 7 Charming Sisters chia sẻ: “Ngày nay, niềm đam mê và sự gan dạ là những điều rất quý và thực sự ít nhân viên có được điều đó. Hãy xem công việc không chỉ là để nhận lương và cấp trên sẽ nhìn bạn với một cái nhìn khác”.

Học cách tiếp nhận những lời chỉ trích

Điều gì sếp không nói ra nhưng nhân viên nào cũng cần biết? - 2

Bạn cần biết rằng cấp trên không chỉ trích bạn vì họ ghét bạn hay thích bới móc lỗi của mọi người mà họ làm điều đó bởi vì nó là công việc của họ. Một phần việc của người sếp chính là giúp nhân viên của mình học hỏi và phát triển. Họ không thể làm điều đó nếu bạn luôn nghĩ rằng mình đã rất hoàn hảo.

“Đừng ầm ĩ lên để cãi về tất cả mọi thứ trong bản đánh giá hiệu quả làm việc của bạn. Tôi muốn nhận phản hồi của bạn về những đánh giá này song đừng cố bác bỏ mọi phản hồi mang tính xây dựng mà tôi đã cho bạn. Điều đó giống như một cuộc chiến và thành thật mà nói thì nó rất khó chịu”, Marek nói.

Ngừng ca thán

Điều này không có nghĩa rằng bạn không thể trò chuyện với ai đó về những khó khăn trong công việc. Nhưng đừng để mình trở thành người hay phàn nàn, ca thán, luôn tìm người để đổ tội, lấy lý do này lý do kia để biện minh cho việc không hoàn thành.

Không ai muốn bị bao quanh mình bởi sự tiêu cực, vì vậy nếu những lời kêu ca không giúp bạn giải quyết vấn đề, hãy dừng lại. Thật lãng phí thời gian để phàn nàn về vấn đề thay vì tìm cách xử lý chúng.

Đừng chỉ nói những điều tốt trong báo cáo

Nhân viên thường hào hứng đưa ra các điểm tốt, đáng khen ngợi trong báo cáo tiến độ của mình và muốn được cấp trên khen ngợi. Tuy nhiên, đa phần các dự án không chỉ đơn giản là một chuỗi thành công này đến thành công khác và việc chỉ ra những khó khăn, vướng mắc cũng quan trọng như những thành tựu vậy.

Lyn Hastings, Phó Giám đốc Tiếp thị & Vận hành tập đoàn Powerline nói rằng: “Ngay cả khi có điều gì đó chưa hoàn thành, hãy nói cho sếp biết rằng bạn đang làm việc đó và đưa ra ước tính về thời hạn hoàn thành,” cô nói thêm.

Đừng đưa ra vấn đề khi chưa nghĩ đến giải pháp

Điều gì sếp không nói ra nhưng nhân viên nào cũng cần biết? - 3

Cấp trên có thể nói rằng họ muốn biết chi tiết, rằng mọi thứ đang hoạt động thế nào nhưng đừng chỉ thông báo cho họ biết về vấn đề gặp phải. Thay vào đó, hãy trình bày vấn đề cùng danh sách các giải pháp khả thi mà bạn đã nghiên cứu. Ngay cả khi họ không biện pháp nào trong số đó được sử dụng, cấp trên vẫn sẽ đánh giá cao quá trình suy nghĩ của bạn.

Đừng nói rằng bạn không thể làm việc với ai đó

Chúng ta là con người và vì thế sẽ có thể có những đồng nghiệp khiến bạn có cảm giác rất khó chịu, đáng ghét hay ngớ ngẩn khi làm việc cùng. Nhưng nhớ rằng, khi họ là đồng nghiệp của bạn thì làm việc cùng họ thực sự là một phần công việc của bạn. Trừ một vài trường hợp nghiêm trọng có liên quan đến quấy rối hoặc lạm dụng, việc nói với sếp rằng bạn không muốn làm việc với ai đó chỉ gây bất lợi cho bạn mà thôi.

Abelli, Phó Chủ tịch tại Skillsoft nói rằng: “Việc nói với sếp bạn rằng bạn không thể làm việc với đồng nghiệp nào đó trong tổ chức là điều không thể chấp nhận. Sếp của bạn muốn biết rằng bạn là người trưởng thành và biết điều, có thể tìm ra cách giải quyết xung đột cá nhân mà không cần đến cấp trên”.

Sự trì hoãn, chậm trễ sẽ phá hỏng công việc

Khi đặt ra các mốc thời gian cho dự án, bạn cần suy nghĩ thận trọng. Chúng ta thường muốn cho cấp trên của mình biết về ước tính lạc quan nhất trong trường hợp không có bất kỳ vấn đề gì phát sinh nhưng điều đó sẽ chỉ gây thất vọng khi không thể hoàn thành.

Việc đáp ứng, hoàn thành tốt các cột mốc thời gian là rất quan trọng. Hãy đảm bảo rằng bạn luôn hành động dứt khoát, không chậm trễ hay trì hoãn. Điều này sẽ giúp bạn không bị bối rối khi có sự việc phát sinh.

Cấp trên có thể biết bạn đang che giấu

Điều gì sếp không nói ra nhưng nhân viên nào cũng cần biết? - 4

Không người sếp nào kỳ vọng nhân viên của họ có thể biết tất cả mọi thứ liên quan đến công việc và một phần công việc của họ là giải đáp các câu hỏi của bạn, đảm bảo rằng bạn có tất cả thông tin cần thiết.

Nếu bạn không biết hoặc không hiểu điều gì đó liên quan đến công việc của mình, đừng ngần ngại đặt ra câu hỏi. Việc cố che giấu có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.

Đôi khi cấp trên đợi bạn cho họ biết điều họ thực sự đã biết

Chúng ta ai cũng từng mắc sai lầm và cấp trên của bạn khá giỏi trong việc phát hiện ra vấn đề đang tồn tại. Đôi khi, họ có thể phát hiện ra sai lầm trước khi bạn nhận ra và hành động nhưng sẽ đợi xem bạn làm gì.

Khi phát hiện mình mắc sai lầm, hãy thừa nhận. Đừng đợi xem liệu sếp bạn có để ý, có phát hiện hay không. Sau đó, hãy là người chủ động tìm hiểu, giải quyết vấn đề, khiến mọi thứ về đúng quỹ đạo của nó.

8 bí mật sếp không nói ra nhưng bạn rất cần biết
Đây là những điều mà sếp sẽ không nói ra nhưng lại rất hữu ích cho bạn và quá trình thăng tiến của bạn nếu hiểu rõ về nó.

Bí kíp "sống sót" nơi công sở

Kiên Nguyễn
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bí kíp "sống sót" nơi công sở