9 thói quen làm việc mà sếp nào cũng thích

Nguyễn Hường - Ngày 12/01/2022 18:41 PM (GMT+7)

Ai cũng thích được sếp quý mến. Khi bạn nhận được sự thiện cảm của cấp trên, công việc sẽ trở nên hài hòa, tốt đẹp hơn. Dưới đây là 9 thói quen mà cấp trên nào cũng thích. Áp dụng chúng sẽ giúp bạn dễ nhận được thiện cảm của cấp trên, đường thăng tiến rộn

Đến sớm

9 thói quen làm việc mà sếp nào cũng thích - 1

Nếu có thể, hãy cố gắng đến trước sếp bạn 10 phút vào buổi sáng. Nếu bạn gặp khó khăn với điều này bởi sếp của bạn là người thích đến từ sớm hoặc lịch trình của bạn không cho phép, hãy thử ở lại muộn hơn 10 phút sau. Theo huấn luyện viên lãnh đạo điều hành Nancy Halpern (New York), “Điều này tưởng chừng nhỏ nhưng lại tạo ra ấn tượng thị giác”.

Nếu bạn làm việc từ xa, bạn có thể lên lịch gửi một số email của mình đến trước giờ làm để cấp trên của bạn biết rằng bạn rất có trách nhiệm.

Theo đuổi đến cùng

Sếp của bạn luôn có hàng tá những công việc cuốn mình đi. Là một nhân viên, tất nhiên bạn muốn thể hiện rằng mình làm việc có hiệu quả và muốn nói với sếp rằng bạn sắp làm điều gì đó. Tuy nhiên điều quan trọng ở đây chính là phải nói được làm được.

Drew Shannon, chủ sở hữu của công ty tư vấn hoạt động kinh doanh Modest Operations ở Los Angeles cho biết: “Là một nhà quản lý, việc phải liên tục theo dõi và đặt câu hỏi với mọi người thực sự tốn thời gian. Nếu ai đó đã nói với tôi tuần trước rằng họ đang làm dự án này, sẽ thật tệ khi tuần này họ không thực hiện. ”

Hãy là người giữ chữ tín, nói được và làm được, theo đuổi đến cùng. Điều này không chỉ giúp bạn tăng tưởng độ tin cậy của bản thân mà còn khiến cấp trên thấy rằng bạn là người có thể vượt qua những khó khăn và cán đích.

Dự đoán điều sếp muốn

Giá trị của bạn sẽ thực sự được nâng cao khi bạn không chỉ làm cho hiện tại mà còn có thể nghĩ về những gì sắp xảy ra. Điều này đòi hỏi bạn cần suy ngẫm về bức tranh toàn cảnh, chịu khó quan sát hơn.

Ben Renshaw, một huấn luyện viên lãnh đạo cho biết: “Vị sếp nào cũng thích cấp dưới của mình chủ động và đưa ra kế hoạch, kịch bản có xây dựng sẵn cho cả trường hợp dự phòng. Điều này giúp dự án trở nên đảm bảo hơn và có nhiều tùy chọn để tạo ra sự linh hoạt trong cách phản ứng."

Chủ động giúp đỡ

9 thói quen làm việc mà sếp nào cũng thích - 2

Bạn thường ngồi không thẫn thờ hay luôn nghĩ cách để bản thân trở nên hữu ích hơn? Hãy luôn hỏi: “Tôi có thể làm gì…” để góp cho sự phát triển của nhóm nói riêng và công ty bạn nói chung. Khi bạn chủ động thay vì chờ đợi cấp trên đọc đến tên mình cùng nhiệm vụ, bạn sẽ tạo ra được một ấn tượng lớn.

Làm việc chính xác

Các ông chủ đều thích nhân viên của mình luôn hoàn thành công việc đúng thời gian và quy cách, không lý do và không lùi hạn.

“Sếp của bạn là một doanh nhân, nhà lãnh đạo hoặc nhà quản lý và một trong những lợi ích mà họ đem lại cho tổ chức là tận dụng các kỹ năng để lãnh đạo đội nhóm và cho ra kết quả tuyệt vời. Khi bạn hoàn thành tốt công việc của mình, bạn đã giúp sếp phát huy hết tiềm năng tỏa sáng trong mắt những người khác”, Alex Robinson, Giám đốc nhân sự tại Team Building cho biết.

Cho thấy bạn là người xông xáo

Không phải lúc nào các công việc cũng rõ ràng. Nếu bạn luôn do dự hoặc ngại yêu cầu sự giúp đỡ hoặc hướng dẫn, bạn sẽ không đạt được điều gì. Vượt qua các vấn đề chứng tỏ bạn có năng lực giải quyết các tình huống mới. Đừng ngần ngại thử và thay đổi, tận dụng các nguồn lực mà mình có.

Kết nối tốt

Hãy đảm bảo rằng sếp của bạn biết bạn đang làm gì và khi nào họ có thể thấy kết quả. Shannon chia sẻ rằng: “Điều này giúp tôi giải phóng thời gian khi không phải quản lý quá nhiều”. Shannon muốn các thành viên trong nhóm mình hàng tuần gửi email và báo cáo xem những gì họ đang làm, những gì họ đã hoàn thành và những vấn đề gặp phải. Theo đó, sếp của bạn càng ít cần theo dõi chi tiết về ai đang làm gì sẽ càng tốt.

Biết “khớp” với phong cách làm việc của họ

9 thói quen làm việc mà sếp nào cũng thích - 3

Một số vị sếp luôn có sổ ghi chép bên mình, một số khác thích dành thời gian để ở một mình trong phòng. Nhớ rằng bất kể sếp của bạn thích điều gì, họ sẽ có thiện cảm với bạn hơn nếu bạn biết “khớp” với phong cách của họ.

Sẽ tốt hơn khi bạn biết sếp mình thích điều gì, phong cách thế nào và điều gì thường khiến họ thất vọng.

Đánh giá cao những gì sếp bạn coi trọng

Vị sếp nào cũng thích những nhân viên chủ động hiểu và ưu tiên mối quan tâm chính của sếp. Christopher Lee, chuyên gia tư vấn nghề nghiệp chia sẻ: “Sự liên kết đó là vô giá đối với một nhà quản lý. Hơn cả một đồng nghiệp, bạn sẽ nhận được sự tin tưởng lớn lao của cấp trên”.

Hãy tìm hiểu những gì sếp của bạn quan tâm và đặt những mục tiêu đó lên vị trí ưu tiên cao hơn. Điều này không có nghĩa là tuân theo một cách mù quáng, mà là lắng nghe những gì quan trọng với sếp mình và lưu tâm hơn.

Vì sao người học kém lại dễ làm sếp, kiếm tiền nhiều hơn cả người học giỏi?
Thực tế là chúng ta được nghe rất nhiều câu chuyện của những người thành công từng không có thành tích tốt ở những năm đi học. Vậy nguyên nhân là vì...

Tư duy thông minh

Nguyễn Hường
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tư duy thông minh