Vị trí khác nhau, chớ nhiều lời; nhận thức khác nhau, không tranh luận; tam quan khác biệt, không phí lời.
Huyền thoại kinh doanh Nhật Bản Kazuo Inamori từng nói: “Điều ngu ngốc nhất trên đời này là cố lý sự với người khác. Ngay cả khi bạn đúng, bạn cũng không cần phải chứng minh rằng người khác sai. "
Người khôn ngoan từ lâu đã biết rằng điều quan trọng hơn chính là biết đâu là lúc không nên nói. Vị trí khác nhau, chớ nhiều lời; nhận thức khác nhau, không tranh luận; tam quan khác biệt, không phí lời.
1. Vị trí khác nhau, chớ nhiều lời
Dong Yuhui, một người dẫn chương trình của Trung Quốc từng chia sẻ về một sự việc trong quá khứ mà đến giờ anh vẫn thấy hối hận. Em trai của anh vốn có công việc ổn định ở quê. Đây là công việc ngày làm 9 tiếng, điểm cộng là ổn định, không phải tăng ca, áp lực không nhiều nhưng thu nhập cũng không cao.
Dong Yuhui cảm thấy việc những người trẻ tuổi chôn chân ở quê hương thực sự không có tương lai, cần phải ra ngoài mới có thể phát triển mình. Vì vậy, anh ấy đã đề nghị em trai mình nghỉ công việc đó và lên thành phố lập nghiệp. Sau nhiều lần thuyết phục, người em trai cuối cùng cũng đồng ý và nghe theo lời anh.
Người em trai nhanh chóng có được công việc mới nhưng cường độ làm việc cao và áp lực công việc lớn nên anh thường xuyên phải tăng ca đến nửa đêm, cơ thể ngày càng gầy gò, kiệt quệ cả về thể chất lẫn tinh thần. Anh chỉ có thể thay đổi công việc liên tục và cuối cùng thậm chí không thể trả tiền thuê nhà và nuôi sống bản thân, không còn lựa chọn nào khác ngoài việc trở về quê hương trong sự chán nản.
Chia sẻ về chuyện đã qua, Dong Yuhui hối hận: "Tôi đã cố gắng giữ liên lạc với cậu ấy càng ít càng tốt. Chỉ cần tôi không liên lạc, cậu ấy có lẽ sẽ không phản ứng gì. Những khó khăn trong cuộc sống của cậu ấy đều do tôi gây ra. Tôi đã sai lầm trong chuyện này và tôi sẽ không bao giờ lặp lại. Sự phiến diện và hạn hẹp của chúng ta không đủ để dẫn dắt cuộc sống của người khác."
Trong cuộc sống, nhiều người trong chúng ta nhìn thấy hoàn cảnh của người khác và muốn dùng thế giới quan của mình để thay đổi, hoạch định tương lai cho người khác. Tuy nhiên, vị trí khác nhau, hoàn cảnh khác nhau, tình huống gặp phải cũng khác nhau, phương pháp xử lý đương nhiên phải khác, không thể mặc định con đường giống nhau. Nhớ rằng, ở những vị trí khác nhau thì ít nói hơn là một loại tu luyện và một loại trí tuệ.
2. Nhận thức mỗi người là khác nhau, không tranh luận
Có một câu hỏi từng nhận được rất nhiều sự quan tâm trên mạng internet là: "Hành vi ngu ngốc nhất mà mọi người phạm phải trong giao tiếp xã hội là gì?"
Câu trả lời nhận được nhiều sự quan tâm, ủng hộ và gợi lên nhiều suy ngẫm chính là: "Nhận thức khác nhau nhưng chúng ta vẫn cố dùng cái lý để chiến đấu."
Shen Congwen lớn lên trong một gia đình nghèo khó và đọc sách là thú vui duy nhất của ông. Ông luôn tin chắc rằng mọi người có thể thay đổi vận mệnh của mình bằng cách đọc sách.
Khi ông đi lính, những bạn bè thích ăn nhậu, vui chơi lộ rõ vẻ khinh thường sự cố gắng của ông, thậm chí nhiều lần cười nhạo anh vì sự ngu dốt, mọt sách đó. Shen Congwen không bao giờ tranh luận với họ, toàn tâm toàn ý đọc sách và làm việc của mình.
Nhiều năm sau, Shen Congwen nổi tiếng với tác phẩm "Thị trấn biên giới" và sau này trở thành một trong những nhà văn vĩ đại nhất của Trung Quốc hiện đại. Trong khi đó, những người bạn năm nào chế giễu ông vẫn không có bất cứ bước tiến nào, trói mình trong một thế giới nhỏ bé.
Không phải tất cả mọi người đều ở cùng mức độ nhận thức. Khi bạn cố sức đưa ra các lập luận với người có nhận thức khác chẳng khác nào người đứng trên đỉnh núi nói rằng phong cảnh rất đẹp, người ở sườn núi lại thấy đó chỉ là sự thêu dệt bởi sự thật không có cảnh đẹp nào. Tranh luận với một người như vậy chắc chắn là một sự lãng phí thời gian.
Trang Tử từng nói: “Không thể cùng con ếch ngồi trong đáy giếng để luận bàn về biển cả; không thể cùng côn trùng mùa hè để bàn luận về băng tuyết”. Không cần phải tranh luận với những người mang nhận thức khác nhau. Một ngày nào đó, bạn sẽ thấy rằng tranh luận tốt nhất với những người này là không tranh luận.
3. Tam quan không hợp, đừng phí lời
Một câu chuyện ngụ ngôn kể rằng, én và dơi vốn là "kẻ thù" khét tiếng trong rừng không ưa nhau. Trong mắt của loài én, bình minh tượng trưng cho buổi sáng, báo hiệu bắt đầu một ngày mới; hoàng hôn tượng trưng cho buổi tối, là khoảng thời gian để muôn loài nghỉ ngơi. Tuy nhiên, đối với loài dơi, bình minh lại có nghĩa là giờ đi ngủ và hoàng hôn mới là thời điểm bắt đầu một ngày mới tốt lành.
Chúng thường xuyên tranh luận về vấn đề này và tin chắc rằng đối phương là người sai. Một lần nọ, khi én và dơi đang cãi nhau và tranh luận không ngừng về điều này, dường như sắp xông vào nhau, cú ở bên cạnh lên tiếng: "Hai ngươi ý kiến hoàn toàn trái ngược nhau, tranh cãi làm gì? Nói qua nói lại bao lần cũng không có kết quả, chỉ phí lời mà thôi."
Đúng vậy, vì tam quan (cách một người nhìn nhận, đánh giá về các sự vật, sự việc trong thế giới) không hòa hợp nên không thể hiểu nhau. Trong trường hợp này, thay vì cố sức tranh cãi với nhau thì thà không quan tâm, đường rộng mỗi bên một lối. Rốt cuộc, chơi đàn piano cho một con bò chỉ là một sự lãng phí mà thôi.
Trong Đạo Đức Kinh có nói: “Lời nói thực thường không đẹp, lời nói đẹp thường không thực; lời nói hay thường không rõ, lời nói rõ thường không hay”.
Những người biết bạn sẽ tự nhiên hiểu và những người không biết bạn thì có nói thế nào cũng sẽ không bao giờ hiểu.
Từ xưa đến nay, những người thành công không bao giờ làm những điều không cần thiết và không bao giờ tranh cãi với những người không đáng. Họ dùng năng lực, bỏ ra công sức để thuyết phục người khác, dốc lòng xây dựng bản thân và thực hiện lý tưởng sống, không ngừng hoàn thiện mình và làm nên nghiệp lớn. Họ cho chúng ta biết rằng lời nói có giá trị hơn biết đặt ở đúng thời điểm, đúng hoàn cảnh. Ngày chúng ta học được cách không tranh cãi với người khác là ngày chúng ta sẽ thành công.