Đôi khi thứ đè nặng bạn không phải vấn đề mà là…

Bảo Anh. - Ngày 15/08/2023 12:00 PM (GMT+7)

Muốn giải quyết vấn đề, trước tiên bạn phải giải quyết được cảm xúc của mình.

Đôi khi thứ đè nặng bạn không phải vấn đề mà là… - 1

Bạn đã từng trải qua cảm xúc như này chưa? Khi thấy những người xung quanh mua xe, tậu nhà; thấy ai đó lên mạng khoe cuộc sống giàu sang liền cảm thấy sao mình thật tồi. Tại sao người khác lại giỏi như vậy? Họ có ba đầu sau tay hay sao mà có thể cân bằng sự nghiệp và cuộc sống, sống cuộc đời đáng mơ ước thế? Trong khi đó, bản thân mình chỉ một việc nhỏ thôi cũng không làm tốt được. E rằng, bản thân sẽ ngày một xa lý tưởng, đến già vẫn chỉ là con số không. Lá chắn tâm lý thực sự bị phá vỡ!

Khi thấy người khác phát triển nhanh hơn, ngày càng tiến gần hơn đến mục tiêu còn bản thân mình vẫn thế, thậm chí có lúc tụt về phía sau, bạn bắt đầu lo lắng, chán nản không muốn làm gì và sớm rơi vào vòng lặp vô tận. Thứ cảm xúc ấy lại chẳng dám nói cho ai hay, chỉ có thể ôm ở trong lòng, sợ người khác biết sẽ chê cười, sẽ không hiểu được mình.

Đôi khi thứ đè nặng bạn không phải vấn đề mà là… - 2

Có người phụ nữ trẻ nọ, mỗi khi cuộc sống không được như ý, cô sẽ cay đắng mà tâm sự với đồng nghiệp và bạn bè xung quanh, kể cho mọi người nghe những khó khăn của mình. Ban đầu, mọi người đều chân thành muốn chia sẻ cùng cô, nhưng ngày tháng trôi qua những câu phàn nàn than oán vẫn vậy, họ nhận ra mình bị ảnh hưởng bởi cảm xúc tiêu cực của cô và dần chọn tránh xa, không còn sẵn sàng lắng nghe những lời phàn nàn đó nữa. 

Cuộc đời này, chín phần mười là điều không vừa ý.

Khi không làm tốt việc gì đó như sự nghiệp hay các mối quan hệ cá nhân, nhiều người dễ rơi vào những cảm xúc tiêu cực như lo lắng, tự ti và tự trách mình, làm hao tổn bản thân. Trong khi sợ hãi các vấn đề, họ càng không thể giải quyết hoặc không dám giải quyết chúng, nhanh chóng rơi vào vòng luẩn quẩn các rắc rối khác nhau. 

Trên thực tế, nhiều khi, điều khiến chúng ta choáng ngợp hoàn toàn không phải bản thân vấn đề mà là cảm xúc. 

Hãy xử lý tốt cảm xúc của mình, sống với thái độ tích cực nhất, rồi từng chút một tháo gỡ, giải quyết mọi vấn đề. Bạn sẽ thấy rằng nhiều vấn đề thực ra có thể giải quyết được, tuy mất nhiều thời gian nhưng sẽ dẫn đến kết quả cuối cùng tốt đẹp. Sau khi vượt qua mọi khó khăn, rất có thể một ngày quay đầu nhìn lại, bạn sẽ thấy những khó khăn trước đó chẳng là gì cả.

Đôi khi thứ đè nặng bạn không phải vấn đề mà là… - 3

Nhiều người có thói quen thích tự trách mình, tự phê bình. Vốn dĩ, việc biết xem lại mình là điều tốt bởi qua đó, chúng ta có thể phát hiện ra những sai lầm mà mình đã mắc phải, tự kiểm điểm để tránh mắc phải những sai lầm tương tự trong tương lai.

Vấn đề là khi ai đó tự trách mình quá nhiều. Làm được nửa chừng công việc, họ đã thở dài mà nói: "Sao mình lại kém như vậy", "Sao mình có thể phạm sai lầm như này?” “Đơn giản như vậy mà không nhìn ra"... 

Không có vàng nào là nguyên chất và không có ai là toàn hảo. Mỗi con người chúng ta đều không tránh khỏi sai lầm. Nếu mù quáng để bản thân rơi vào xích mích nội tâm kia, luôn ám ảnh bởi việc tự trách mình thì không những không thể trưởng thành mà còn đau đớn rơi vào vòng xoáy cảm xúc tiêu cực.

Vì vậy, nếu bạn muốn giải quyết vấn đề, trước tiên bạn phải giải quyết được cảm xúc của mình. Thực hành thư giãn, duy trì tâm trạng tốt, giữ lý trí, tập trung toàn bộ sự chú ý vào những gì bạn phải làm, làm mọi cách có thể để giải quyết vấn đề và giải phóng bản thân khỏi xích mích cảm xúc bên trong, đó là thái độ sống đúng đắn nhất.

Đôi khi thứ đè nặng bạn không phải vấn đề mà là… - 4

Để có thể nhanh chóng giải quyết cảm xúc, đầu tiên, bạn hãy tập trung ít hơn vào thế giới bên ngoài và tập trung nhiều hơn vào bản thân mình. 

Những người dễ bị cảm xúc rối bời bên trong cần ít quan tâm hơn đến thế giới bên ngoài. Những chuyện tầm phào, đời sống riêng của người nổi tiếng nào đó... hãy xem ít nhất có thể trừ khi bạn làm trong lĩnh vực này. Càng xem những điều tiêu cực, cuộc sống của bạn càng dễ rơi vào nguồn năng lượng đó hơn. 

Những kẻ thích ngồi lê đôi mách bạn cũng nên tìm cách tránh xa. Thay vì để ý đến lời người khác nói thì hãy để ý hơn đến việc mình làm. Đọc nhiều hơn, học hỏi nhiều kiến ​​​​thức chuyên môn hơn, nói chuyện nhiều hơn với những người giỏi giang, tiếp thu trí tuệ và đóng góp cho thế giới. 

Thứ hai, những người dễ xích mích nội tâm nên giảm bớt việc tự kiểm điểm.

Tự kiểm điểm có thể khiến con người tiến bộ nhưng đừng để việc đó ám ảnh mình. Đôi khi, người ta có thể hạnh phúc hơn nếu biết sống ích kỷ lành mạnh. Tất nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn vô trách nhiệm với công việc, nhưng cũng đừng quá khắt khe với bản thân. Học cách thư giãn, đừng luôn đè nén bản thân, đừng luôn nghĩ về những sai lầm mình đã mắc phải hết lần này đến lần khác, nhận ra cái sai và sửa, sau đó vững vàng tiến bước về phía trước.

Thứ ba, giải phóng cảm xúc bằng ngôn từ.

Đây là một phương pháp rất thực tế, giúp bạn nhanh chóng giải phóng cảm xúc của mình thông qua ngôn từ. Bạn có thể viết ra một cuốn sổ nhỏ, một tờ giấy hoặc bất kỳ thứ gì phù hợp. Không cần phải nắn nót, không cần phải logic, chỉ đơn giản là viết ra những gì bạn muốn, giải phóng cảm xúc. Bạn sẽ nhanh chóng cảm thấy thư giãn và được giải tỏa. 

Cuối cùng, hãy sống thoải mái hơn một chút để đời đơn giản hơn; suy nghĩ ít đi và làm nhiều việc hơn; làm giàu thêm thế giới của riêng mình; tin tưởng vào bản thân, những vấn đề khiến bạn bận tâm sớm muộn gì cũng sẽ được giải quyết. 

Người đi cùng bạn lâu nhất trong đời không phải cha mẹ, không phải bạn đời, mà là...
Bất kể khi nào và ở đâu, chúng ta có thể cùng nhau vượt qua khó khăn và cho bản thân niềm tin và tình yêu vào chính mình cũng như cuộc sống. 

Bài học cuộc sống

Theo Bảo Anh.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bài học cuộc sống