Nghe lời dặn của bạn bè, sau khi vào phòng cưới, cô dâu phải ngồi lên mép gối của chú rể để không bị chồng “át vía”. Tuy nhiên, khi Hòa vừa đặt mông ngồi lên gối thì chú rể vào bắt gặp và nổi giận vì cho rằng, cô dâu vừa về nhà chồng đã làm phép để đè đầu, cưỡi cổ chồng.
Nghe lời dặn của bạn bè, sau khi vào phòng cưới, cô dâu phải ngồi lên mép gối của chú rể để không bị chồng “át vía”. Tuy nhiên, khi Hòa vừa đặt mông ngồi lên gối thì chú rể vào bắt gặp và nổi giận vì cho rằng, cô dâu vừa về nhà chồng đã làm phép để đè đầu, cưỡi cổ chồng.
Tranh nhau “bắt vía” trong đám cưới
Năm ngoái, chúng tôi đi dự đám cưới cậu bạn cùng lớp đại học. Cặp này yêu nhau đã 3 năm, suốt hôn lễ họ luôn nở nụ cười hạnh phúc. Thế mà sau khi lên phòng tân hôn chụp ảnh, thì những nụ cười hạnh phúc đã tắt ngúm, cô dâu không khoác tay chú rể và mặt chú rể thì cau có. Tới khi đám cưới kết thúc, cô dâu, chú rể mỗi người đứng một nơi để tiễn họ hàng, bạn bè nhà gái về. Quan viên hai họ, bạn bè đều thắc mắc không hiểu có chuyện gì đã xảy ra.
Sau tuần trăng mật trở về, chú rể mới bật mí nguyên nhân dâu - rể bất bình ngày cưới. Đó là do cô dâu đi xem bói, thầy phán tuổi chồng át tuổi vợ, sau này chồng nói gì vợ cũng nghe. Muốn không bị chồng “át vía”, ngay khi vào phòng tân hôn cô dâu phải ngồi được lên mép gối ngủ của chồng. Thầy còn dặn cô dâu, làm nhanh kẻo chồng ngồi lên gối vợ trước thì tác dụng ngược. Nhưng vào phòng tân hôn, thợ chụp ảnh bảo sao hai vợ chồng răm rắp nghe theo và chú rể vô ý ngồi ngay vào gối của cô dâu trước, khiến cô dâu vùng vằng, chú rể xấu hổ trước mọi người và… mặt nặng, mày nhẹ ngay khi đám cưới chưa kết thúc.
Dì của Thu Hòa (ở phố Cầu Đất, Hải Phòng) từ nước Đức xa xôi về dự đám cưới cháu gái trước 1 tuần, đã kịp gặp gỡ, trò chuyện với chồng sắp cưới của Hòa và nhận xét: “Chồng cháu trông sắc sảo lắm, phải át vía nó kẻo làm vợ mươi ngày đã bị nó bắt nạt”.
Rồi dì hướng dẫn Hòa, khi bước vào phòng tân hôn nghỉ ngơi, hãy tìm cách bảo chồng cởi áo vest ra, rồi trùm váy cô dâu lên, chắp tay nói: “Nam mô vợ chồng lứa đôi hạnh phúc”, rồi đặt hoa cưới lên trên váy, vái 3 cái, rồi mới treo áo vest của chồng lên như bình thường.
Ngoài ra, khi chú rể đến trao hoa thì cô dâu phải giẫm lên mũi giày chú rể. Khi bước xuống xe hoa để vào nhà chồng thì tay trái nắm tay chồng, chân phải bước xuống. (ảnh minh họa, nguồn internet)
Dì Hòa bảo “phép át vía” bằng cách trùm váy cô dâu lên áo vest chú rể là để sau này người chồng biết nể vợ, không bắt nạt vợ. Nhưng muốn hiệu nghiệm thì không được kể cho ai biết và quan trọng nhất là lúc trùm váy lên chỉ có một mình cô dâu thôi, lỡ người khác nhìn thấy… là mất linh.
Ngoài ra, khi chú rể đến trao hoa thì cô dâu phải giẫm lên mũi giày chú rể. Khi bước xuống xe hoa để vào nhà chồng thì tay trái nắm tay chồng, chân phải bước xuống. Hoặc vào qua cửa nhà chồng lại giẫm lên giày chồng… để chồng đỡ bắt nạt. Vào nhà thì đi một vòng sờ tay lên các tủ để mẹ chồng không nắm bắt kinh tế. Giường cưới thì để mấy bộ quần áo trẻ con dưới gối cho lấy phước. Váy cô dâu đính 9 cái kim để cho khéo tay hay làm.
Mang họa vì dùng phép “át vía” chồng
Nghe lời dì, chị Hòa cũng chủ động giẫm lên giẫm xuống vào mũi giày của chú rể. Giẫm lần đầu thì chú rể không phản ứng, nhưng lần thứ 2, lần thứ 3 bị giẫm đau, chú rể phát cáu. Ngay lúc lễ cưới đang diễn ra, chú rể muốn hai vợ chồng cùng cắt bánh, rót rượu. Nhớ lời dì dặn là khi làm lễ thì để chồng làm mọi việc, để sau này chồng sẽ gánh vác việc nhà, nên Hòa không làm. Chú rể bị bất ngờ khi cô dâu không hợp tác nên cũng hục hặc với cô dâu ngay trên sân khấu. Đã thế khi vào phòng tân hôn, chú rể lại bắt gặp cô dâu đang ngồi chễm chệ trên gối của mình. Cho là cô dâu vừa về nhà chồng đã muốn đè đầu cưỡi cổ chồng, nên nổi giận đùng đùng khiến Hòa phải giải thích mãi.
Những kiêng kỵ dân gian là niềm tin, nếu không thực hiện hoặc thực hiện không như ý sẽ khiến cặp uyên ương và họ tộc mất vui. (ảnh minh họa)
Một năm sau, cháu họ chồng xuất giá, chị Hòa “truyền miệng” phép át vía chồng. Cả nhà chồng rất ghét chuyện mê tín và từ đó lại suy ngược trở lại chuyện cô dâu làm phép trong ngày cưới của Hòa khiến mẹ chồng và chồng Hòa rất giận dữ. Cuộc sống vui vẻ biến mất, mẹ chồng giận con dâu tội “làm phép mê tín" át vía chồng, có khi át cả vía nhà chồng... nên dù làm bất cứ việc gì, chị Hòa cũng bị mẹ chồng săm soi, để ý và hơi tí là cạnh khóe, chửi bới, không khí gia đình luôn căng thẳng.
Mẹ chồng cũng lo làm phép “át vía” con dâu
Không chỉ gái về nhà chồng phải lo át vía để có cuộc sống yên ổn, mà chính nhiều mẹ chồng cũng lo át vía cô dâu bằng những mẹo như cầm roi mây quật lên váy cô dâu để xua tà ma theo về quấy nhiễu, hơ váy cưới và vali quần áo cô dâu qua lửa để đốt vía... khiến nhiều cô dâu trẻ rất lo lắng.
Có những kiêng kỵ dân gian không hiểu vì sao mà phải kiêng, ngay người khuyên cũng không giải thích được”, khiến cô dâu, chú rể lúng túng khi thực hiện, nhất là những thử thách do chính cha mẹ đặt ra.
Những kiêng kỵ dân gian là niềm tin, nếu không thực hiện hoặc thực hiện không như ý sẽ khiến cặp uyên ương và họ tộc mất vui.
Đặc biệt, một số kiêng kị vô lý, trở thành hủ tục không nên thực hiện. Đừng để cô dâu, chú rể lúng túng, lo lắng trước và sau ngày cưới. Các bậc cha mẹ nên chọn lựa những nét đẹp kiêng kỵ dân gian để truyền lại cho thế hệ sau. Những kiêng kỵ là nét văn hóa đẹp thì nên duy trì. Ngày cưới cô dâu, chú rể nào cũng mong muốn sẽ có cuộc hôn nhân vui vẻ, hạnh phúc, có con cháu khỏe mạnh sum vầy đầm ấm tới đầu bạc răng long…
Các bạn trẻ cần hiểu, hôn nhân bền vững là do hai vợ chồng thật sự hiểu nhau, yêu thương nhau và cùng nhau học những kỹ năng sống chung, chứ không phụ thuộc vào những kiêng kị.
Rải tiền lẻ, muối để tránh xui xẻo Sở dĩ có việc cô dâu về nhà chồng thường vẫn rải tiền lẻ và muối khi qua ngã ba, ngã tư, cầu phà là vì các cụ ngày xưa cho rằng, ngày cưới cô dâu nào cũng xinh đẹp, trên đường về nhà chồng không may gặp vong đi theo cô dâu thì chết dở. Để phòng tránh trường hợp không may này, các cụ dạy lấy tiền lẻ và muối gói chung lại, khi đi tới ngã ba, ngã tư, hay qua cầu thì mở và quăng ra. Các vong mải tranh nhau ăn sẽ không đi theo cô dâu nữa. (Ông Đỗ Trọng Khuê, nguyên chuyên gia nghiên cứu Văn hóa phương Đông, Liên hiệp các hội KHKT Việt Nam) |