Sau nhiều tranh cãi, cuối cùng, Trần Văn Đế đành phải nhượng bộ đám quần thần 'hủ nho', chẳng có chút 'bình đẳng giới' nào của mình, gạt chuyện phong hoàng hậu cho Hàn Tử Cao sang một bên.
Đệ nhất mỹ nam
Hàn Tử Cao, dã sử còn gọi là Trần Tử Cao, vốn tên thật là Man Tử, xuất thân trong một gia đình nghèo khó, tổ tiên nhiều đời làm nghề khâu giày kiếm sống. Mặc dù xuất thân nghèo hèn nhưng Hàn Tử Cao lại được trời phú cho gương mặt vô cùng tuấn tú, khả ái.
Hàn Tử Cao khôi ngô tới mức nào? Sách “Tình Sử” của tác giả Phùng Mộng Long đã dùng những từ ngữ đẹp nhất để mô tả về họ Hàn: “Dung mạo diễm lệ, da trắng như tuyết, tóc đen như mun, lông mày thanh tú, tự nhiên, người nhìn thấy không ai không xuýt xoa”. Có thể thấy là nhan sắc của Hàn Tử Cao được Phùng Mộng Long xếp vào hạng “cực phẩm”.
Và quan trọng hơn là nhan sắc của họ Hàn là hoàn toàn tự nhiên chứ chưa động dao kéo. Người ta có thể nghi ngờ tâm địa của họ Hàn nhưng nhan sắc của y thì tuyệt nhiên không thể hoài nghi.
Tuy nhiên, những từ ngữ tuyệt mỹ khó hiểu có lẽ không thể giúp hình dung ra nhan sắc Hàn Tử Cao quyến rũ tới mức nào. Các sử gia không phải không hiểu điều đó. Vì thế, họ đã ghi lại không ít câu chuyện mà người dân vẫn không ngừng truyền tai nhau để minh chứng cho nhan sắc của họ Hàn.
(Ảnh minh họa)
Sử sách chép rằng, thời bấy giờ chiến loạn liên miên, Hàn Tử Cao theo cha chạy nạn khắp nơi, vì thế chuyện gặp loạn quân là chuyện như cơm bữa. Tuy nhiên, mỗi lần kề gươm vào tới cổ của Hàn Tử Cao, bọn loạn quân lại ngỡ ngàng vì tưởng như mình đang được đứng trước mặt một bậc thần tiên.
Và tất cả đều có một phản ứng chung là tim đập mạnh, mắt ngây dại, tay chân đờ đẫn rồi quên béng mất mục đích ban đầu của mình là giết người. Cuối cùng, Hàn Tử Cao không những không bị giết mà ngược lại còn được bọn loạn quân bảo vệ, đưa ra khỏi vùng nguy hiểm.
Cảnh tượng những con dã thú phút chốc biến thành con người như vậy có lẽ chỉ thấy trong tiểu thuyết “Thư kiếm ân cừu lục” của Kim Dung. Nhưng đó là tiểu thuyết, là hư cấu, còn Hàn Tử Cao là lịch sử, là sự thật. Hẳn nhiều người cũng biết, các sử gia thời xưa sẵn sàng chết vì ngòi bút của mình như thế nào.
Lại có chuyện khác kể rằng, Hàn Tử Cao cùng cha sống ở đô thành chỉ một thời gian ngắn nhưng danh tiếng về sự đẹp trai thì đã vang khắp xa gần. Các thiếu nữ từ khắp nơi tìm tới hiệu giày của Hàn Tử Cao đông như trảy hội, mua giày thì ít mà ngắm dung nhan của tay thợ giày họ Hàn thì nhiều.
Tuy nhiên, đáp lại sự si mê của các thiếu nữ, Hàn Tử Cao lại tỏ ra rất lạnh lùng. Thói đời là vậy, người ta càng cố đuổi theo ái tình thì ái tình lại càng bỏ họ mà chạy. Sự lạnh lùng của Hàn Tử Cao lại càng khiến những cô thiếu nữ thêm si mê cuồng nhiệt hơn.
Lúc bấy giờ, cô công chúa triều Trần đính hôn với một người tên là Vương Nhan - một quý tộc xuất thân giàu có và cũng nổi tiếng khôi ngô tuấn tú. Cô công chúa nhìn thấy mặt vị hôn phu, thấy quá quyến rũ, mới về khoe với cô hầu của mình rằng: “Vị hôn phu của ta đẹp trai quá. Chắc trên đời này chẳng có ai đẹp hơn chàng”. Ai ngờ, cô người hầu lại là một “fan cuồng” của Hàn Tử Cao, bĩu môi nói: “Cái gì? Vương Nhan làm sao mà có thể so với Hàn Tử Cao được?”.
Ảnh minh họa
Công chúa không phục, cho rằng, Vương Nhan mới là người đẹp trai nhất vì thế, quyết định tự mình tới hiệu giầy để “kiểm chứng” nhan sắc của Hàn Tử Cao. Kết quả là ngay khi nhìn thấy Hàn Tử Cao, cô công chúa triều Trần đã như bị hớp mất hồn vía, từ đó, chỉ chăm chăm theo đuổi Hàn Tử Cao, quên luôn người chồng sắp cưới của mình.
Công chúa si mê họ Hàn tới mức, ngay cả hộp trang sức quý của mẹ giấu trong nhà, cô cũng lục ra mang tới tặng cho Hàn Tử Cao. Đáng tiếc, Hàn Tử Cao vẫn lạnh lùng như chẳng biết công chúa tồn tại. Công chúa tương tư thành bệnh cuối cùng ho ra máu mà chết. Một người đàn ông mà khiến một cô công chúa cành vàng lá ngọc tương tư tới chết thì cũng đủ biết, nhan sắc của Hàn Tử Cao quyến rũ tới mức nào.
Từ chối tất cả những ánh mắt đong đưa của các thiếu nữ thế nhưng, Hàn Tử Cao lại ngay lập tức đồng ý gắn bó cả đời với… một người đàn ông. Chuyện rằng, do bị các cô gái suốt ngày kéo tới hiệu giầy mà không ai chịu mua giầy ngoài việc ngắm nhìn dung nhan của mình, Hàn Tử Cao quyết định cùng cha chuyển về quê, tránh xa thị phi chốn đô thành.
Vì thế, họ Hàn tới phủ thái thú để xin giấy thông hành về quê. Lúc bấy giờ, quan thái thú là Trần Tây - người sau này trở thành Trần Văn Đế, đã không khỏi kinh ngạc vì vẻ đẹp lạ lùng của người thanh niên đứng trước mặt mình.
(Ảnh minh họa)
Không giấu được sự ham muốn và tò mò, Trần Tây bước tới trước mặt của Hàn Tử Cao hỏi: “Người đẹp, ngươi có đồng ý theo ta, cùng hưởng vinh hoa phú quý hay không?”. Lúc bấy giờ, Hàn Tử Cao ngước mắt nhìn lên vị tướng quân trẻ tuổi, anh tuấn đang nhìn chăm chăm vào mình và Cao chẳng phải băn khoăn suy nghĩ, gật đầu đồng ý. Khi đó, Hàn Tử Cao mới 16 còn Trần Tây mới tròn 22.
Sau đó, Trần Tây cho rằng, cái tên Man Tử quá quê kệch mới quyết định đổi thành tên Tử Cao và hết mực sủng ái Hàn Tử Cao. Sử sách chép rằng, Trần Tây có hai tật xấu nổi tiếng: Một là thích đánh người và hai là không ngủ qua đêm ở phòng của bất kỳ ai khác, kể cả vợ. Tuy nhiên, kể từ sau khi có Hàn Tử Cao, lần đầu tiên Trần Tây phá lệ, thường xuyên đến phòng của Hàn Tử Cao ngủ qua đêm.
Hai người gắn với nhau như hình với bóng, cả ngày không chịu rời nhau. Tới đây, không thể không nói, anh chàng thợ giầy họ Hàn là một thiên tài. Ban đêm phải hầu ngủ một vị võ tướng như Trần Tây còn ban ngày thì học võ công, cưỡi ngựa bắn tên. Không những vậy, Hàn Tử Cao còn tiến bộ rất nhanh, chỉ một thời gian ngắn sau đó đã trở thành một cao thủ, cùng với Trần Tây xông pha trận mạc, vào sinh ra tử, lập nhiều chiến công. Sử sách viết về Hàn Tử Cao có chép: “Văn thao võ lược, cơ biến vô song”.
Không chỉ khôi ngô, tuấn tú mà còn tài năng như vậy nên Hàn Tử Cao càng ngày càng được Trần Tây sủng ái. Có lần, Trần Tây nói với Hàn Tử Cao rằng: “Sau này nếu như ta làm hoàng đế thì sẽ lập ngươi làm hoàng hậu. Giang sơn này sẽ thuộc về hai chúng ta”.
Tuy nhiên, từ cổ chí kim, chưa từng thấy người đàn ông nào được phong làm hoàng hậu, vì vậy, suy nghĩ một hồi, Trần Tây nói thêm: “Chỉ sợ ta và ngươi cùng giới tính, người đời sẽ dị nghị mà thôi”. Nghe Trần Tây nói vậy, Hàn Tử Cao bèn nói: “Từ thời cổ đại đã có nữ vương thì tất cũng phải có nam hoàng hậu. Nếu như chúa công có ơn, tôi có chết cũng cam lòng”.
Sau này, khi Trần Tây đánh bại triều Lương, lập ra nhà Trần, lên ngôi hoàng đế, sử gọi là Trần Văn Đế thì việc đầu tiên họ Trần nghĩ tới chính là lập Hàn Tử Cao làm hoàng hậu. Tuy nhiên, khi thông tin vừa được lan ra, các đại thần thi nhau phản đối, cho rằng, hoàng hậu là ngôi mẫu nghi thiên hạ, không thể phong cho một người đàn ông như Hàn Tử Cao được.
Hứa là một chuyện, thực hiện lời hứa là chuyện hoàn toàn khác, huống hồ là trong tình thế bị dư luận phản đối kịch liệt như lúc này. Sau nhiều tranh cãi, cuối cùng, Trần Văn đế đành phải nhượng bộ đám quần thần “hủ nho”, chẳng có chút “bình đẳng giới” nào của mình, gạt chuyện phong hoàng hậu cho Hàn Tử Cao sang một bên.
Mặc dù không phong được Hàn Tử Cao làm hoàng hậu, tuy nhiên, đối với Trần Văn Đế, người duy nhất là hoàng hậu trong lòng ông ta chỉ có một và đó chính là Hàn Tử Cao.
Năm 566, Trần Văn Đế mắc bệnh nặng, nằm liệt trên giường. Một mình Hàn Tử Cao ở bên cạnh hầu thuốc, ngày đêm không rời. Trong khi đó, toàn bộ các phi tần trong hoàng cung đều được lệnh không được làm phiền và phải đứng ở bên ngoài chờ đợi. Ít lâu sau đó, Trần Tây qua đời. Người ta nói rằng, trước ngôi mộ Văn đế Trần Tây có tượng hai con kỳ lân đều là con đực.
Điều này là không bình thường chút nào vì thông thường, khi xây tượng người ta thường xây một đực, một cái, biểu thị cho sự hài hòa âm dương. Nhiều người cho rằng, do lúc sinh thời, Văn đế Trần Tây không phong được Hàn Tử Cao làm hoàng hậu như đã hứa nên sau khi chết đi quyết định bồi thường cho họ Hàn. Do vậy, Văn đế Trần Tây mới quyết định