Nếu như một ngày Chu Nguyên Chương phát hiện hoặc thậm chí chỉ là nghi ngờ người phụ nữ bên cạnh mình “bất trung” thì lập tức người đó chỉ có một con đường chết, dù trước đó có được sùng ái đến đâu…
Người ta thường nói, đã là hoàng đế không ai là không háo sắc. Điều này không sai. Khi quyền lực trong tay đã tới mức tột đỉnh, sở hữu cả thiên hạ thì việc các bậc “con giời” này sở hữu hậu cung bạt ngàn mỹ nữ âu cũng là lẽ thường tình. Chẳng hạn như trường hợp Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương, người lập nên triều đại nhà Minh, nổi tiếng là một hoàng đế cai trị nghiêm khắc cũng có một đời sống tình dục chốn hậu cung vô cùng phong phú.
Tranh vẽ hoàng đế Chu Nguyên Chương. Ảnh minh họa.
Sách “Minh Hội Điển” có chép rõ ràng: “Minh Thái Tổ (tức Chu Nguyên Chương) có 40 phi tần. Trong đó có 2 phi được chôn cất ở phía Đông và Tây của lăng (lăng mộ của Chu Nguyên Chương). Những người còn lại đều bị bức phải chết rồi tùy táng (chôn theo hoàng đế)”.
Một số cuốn sử khác lại nói rằng, số lượng phi tần của Chu Nguyên Chương là 46 người chứ không phải 40 như sách “Minh Hội Điền” nói. Như vậy, bất chấp con số nào là chính xác cũng có thể khẳng định chắc chắn rằng số lượng phi tần mà Chu Nguyên Chương có trong hậu cung không dưới 40 người.
Sách “Quốc Xác” cũng ghi rõ tên tuổi của các phi tần của Chu Nguyên Chương gồm có Chiêu Kính Doãn Phi Hồ Thị, Thành Mục Quý Phi Tôn Thị, Thục Phi Lý Thị, An Phi Trịnh Thị, Huệ Phi Thôi Thị, Lệ Phi Vạn Thị…
Đó còn là chưa kể hàng ngàn người không được cưới hỏi một cách chính thức, không có bất cứ sử sách nào ghi chép được. Nói cách khác, Chu Nguyên Chương mặc dù khi còn sống không hề có tiếng xấu là “dâm loạn”, song các mỹ nhân trong chốn hậu cung của ông vua này là không kém bất cứ hoàng đế nào trong lịch sử.
Chu Nguyên Chương mặc dù khi còn sống không hề có tiếng xấu là “dâm loạn”, song các mỹ nhân trong chốn hậu cung của ông vua này là không kém bất cứ hoàng đế nào trong lịch sử. (Ảnh minh họa)
Thực tế, họ Chu cũng là đàn ông, cũng thích người đẹp và chuyện có nhiều phi tần là rất bình thường. Nhiều dã sử còn chép rõ rằng, chính Chu Nguyên Chương không chỉ là người sáng lập triều Minh mà còn là người mở đầu cho “truyền thống” tìm gái lầu xanh của các ông vua triều Minh sau này.
Chuyện kể rằng, trước khi Chu Nguyên Chương trở thành hoàng đế, từng có một thời gian qua lại với một kỹ nữ ở chốn thanh lâu. Trong một lần cao hứng, Chu Nguyên Chương còn viết tặng cô kỹ nữ này một bài thơ, coi như lời thề hẹn của mình.
Sau đó ít lâu, cô kỹ nữ này có mang. Cái thai nhi trong bụng cô kỹ nữ liệu có phải là của Chu Nguyên Chương hay không thì không ai có thể khẳng định được. Tuy nhiên, sau khi đứa con được sinh ra, cô kỹ nữ này biết rằng Chu Nguyên Chương đã trở thành hoàng đế mới mang cả đứa con lẫn bài thơ khi xưa tới gặp vị hoàng đế họ Chu.
Chu Nguyên Chương đương nhiên vẫn nhớ chuyện khi xưa nhưng bản thân giờ đã là một hoàng đế, làm sao có thể gặp một cô kỳ nữ thân phận thấp hèn lại còn thừa nhận mình đã từng có mối quan hệ với cô ta. Vì vậy, lúc bấy giờ Chu Nguyên Chương đã đuổi cổ cô kỹ nữ đã có con với mình ra khỏi hoàng cung.
Nhiều người cũng kể về chuyện tránh mặt người kỹ nữ khi xưa nhưng điều đó không hoàn toàn có nghĩa rằng ông vua khai quốc triều Minh không bao giờ dính líu tới kỹ nữ nữa. Mặc dù trong hậu cung mỹ nữ bạt ngàn nhưng thú vui được vụng trộm với những cô kỹ nữ ở chốn lầu xanh thì Chu Nguyên Chương không thể nào bỏ được.
Vì thế, mỗi khi có nhã hứng, Chu Nguyên Chương lại sai người chuẩn bị xe ngựa, đang đêm một mình bỏ ra ngoài cung tìm tới các chốn thanh lâu kỹ viện để tìm người đẹp.
Sống cuộc sống cực kỳ phóng túng và dâm loạn, song Chu Nguyên Chương lại quản lý những người phụ nữ của mình cực kỳ nghiêm khắc, thậm chí có thể nói là cực kỳ tàn khốc.
Nếu như một ngày Chu Nguyên Chương phát hiện hoặc thậm chí chỉ là nghi ngờ người phụ nữ bên cạnh mình “bất trung” thì lập tức người đó chỉ có một con đường chết, dù trước đó được sủng ái đến đâu. Chuyện Chu Nguyên Chương xử chết Ngạc Phi, người được cho là mẹ ruột của Minh Thành Tổ Chu Đệ, là ví dụ điển hình.
Nếu như một ngày Chu Nguyên Chương phát hiện hoặc thậm chí chỉ là nghi ngờ người phụ nữ bên cạnh mình “bất trung” thì lập tức người đó chỉ có một con đường chết (Ảnh minh họa)
Sách “Minh Thái Tổ Thực Lục” (ghi chép về cuộc đời Chu Nguyên Chương) do Minh Thành Tổ Chu Đệ sau khi lên ngôi chủ trì biên soạn cũng như các sử liệu chứng thích từ “Minh Sử” (Sử nhà Minh) đều nói rằng, Chu Đệ là do Mã Hoàng hậu sinh ra.
Đệ có 3 người anh, tức Thái tử Chu Tiêu, Tần Vương Chu Sảng, Tấn Vương Chu Cương. Chu Đệ là con trai thứ 4 và bên dưới còn một người em cũng do Mã Hoàng hậu sinh ra là Chu Thu. Tuy nhiên, các văn nhân thời Minh và Thanh thì đều cho rằng, chính sử đã “bịa chuyện”, và mẹ ruột của Chu Đệ là Ngạc Phi.
Theo đó, những ghi chép về Ngạc Phi không còn nhiều, song nhiều người cho rằng, bà có thể là một hậu phi trong hậu cung nhà Nguyên được Chu Nguyên Chương giữ lại làm chiến lợi phẩm sau khi đuổi được nhà Nguyên ra khỏi Trung Quốc. Ngạc Phi có thể là người Mông Cổ, cũng có thể là người Cao Ly (Triều Tiên ngày nay).
Tuy nhiên, có một điều chắc chắn rằng, Ngạc Phi chính là mẹ ruột của Chu Đệ chứ không phải Mã Hoàng hậu. Bằng chứng là trong gian thờ chính của Minh Hiếu Lăng có sắp xếp bài vị của Chu Nguyên Chương và các phi tần thì ở chính giữa là Chu Nguyên Chương và Mã Hoàng hậu, phía phải là Lý Thục Phi và hơn 20 người khác, trong khi phía bên trái chỉ có một mình Ngạc Phi.
Trong thời đại phong kiến, các hoàng đế chỉ truyền ngôi cho dòng đích (con trai vợ cả), chính vì thế, là con một thứ phi như Chu Đệ mà ngồi trên ngai hoàng đế là không chính danh. Chính vì vậy, sau khi Chu Đệ lên ngôi hoàng đế, có ý định sửa lại sử sách để mình trở thành con chính cung hoàng hậu nên không dám công khai nhận mẹ ruột của mình là Ngạc Phi nữa.
Tuy nhiên, khi tế lễ, Chu Đệ vẫn muốn mẹ mình được hưởng đặc thù riêng nên mới để bài vị của mẹ ruột mình xếp ở bên trái bài vị của Chu Nguyên Chương. Bên cạnh đó, Chu Đệ còn tìm cách xóa tất cả các dấu tích về mẹ ruột của mình. Đây cũng là lý do mà người đời sau không biết gì nhiều về Ngạc Phi.
Điều đáng buồn là chỉ vì sinh Chu Đệ sớm hơn 2 tháng, Ngạc Phi đã bị Chu Nguyên Chương nghi ngờ là vụng trộm với người bên ngoài nên đã có thai trước khi được sủng hạnh.
Chuyện kể rằng, khi đó, Ngạc phi mang thai Đệ được 7 tháng thì lâm bồn, sớm hơn gần 2 tháng so với tính toán thông thường. Đứa trẻ được sinh ra chính là Chu Đệ. Cho rằng Ngạc Phi đã tư thông với người ngoài, Chu Nguyên Chương không thương tiếc ra lệnh xử chết Ngạc Phi.
Tàn bạo là khi vị hoàng đế có tới hơn 40 bà vợ và không ít mối tình với kỹ nữ lầu xanh lại dùng một hình phạt vô cùng tàn khốc với người phi đã từng một thời đầu gối tay ấp. Sử sách chép rằng, Chu Nguyên Chương đã ra lệnh dùng hình phạt có tên là “thiết quần” để giết chết Ngạc Phi.
“Thiết quần” (cái váy bằng sắt) là một loại hình phạt tàn bạo dùng để trị tội những phụ nữ ngoại tình thời phong kiến ở Trung Quốc. Để thực hiện hình phạt này, người ta dùng sắt đúc thành một chiếc váy rồi cho váy bằng sắt sẽ được nung cháy đỏ khiến da thịt phạm nhân bị nướng chín, đau đớn đến chết.
Nhiều người nói rằng, câu chuyện về mẹ ruột của Chu Đệ thực chất chỉ là một truyền thuyết trong dân gian, hoàn toàn không có thực. Tuy vậy, người ta vẫn nói, thái độ của ông vua này đối với những người phụ nữ “bất trung” với mình tàn bạo như thế nào.