Khi mẹ chồng nàng dâu "thương nhau không nổi" chỉ vì khác biệt quan niệm chăm con

Ngày 20/06/2017 15:40 PM (GMT+7)

Chiều nào dưới sân chung cư ấy người ta cũng thấy cảnh mẹ chồng ẵm cháu đi ăn rong ở trước, con dâu cứ đi theo sau, thỉnh thoảng còn chạy lên trước giành chén đồ ăn của cháu đặt xuống đất, rồi cứ thế giành hai đứa trẻ.

Ban đầu những người xung quanh còn tò mò không biết, lại nghe ngóng hỏi han. Sau cũng chẳng ai quan tâm. Tôi thì làm công chức, đôi khi sáng đi chiều về, đầu tắt mặt tối cũng chẳng để ý xung quanh. Nay rảnh rỗi ngồi dưới sân hóng gió thì thấy cảnh đó. Họ là hàng xóm chung lầu cách nhà tôi mấy căn. Thấy cô ô sin của một nhà hàng xóm khác cũng cùng lầu nhà tôi đang cho con chủ nhà đi hóng gió nên tôi có lại hỏi thăm, tiện luôn hỏi chuyện mẹ chồng nàng dâu nhà kia, hóa ra là thế này...

Người ta hay bảo cháu bà nội tội bà ngoại, nhà này có bà nội lên chăm, nghe đâu bà còn minh mẫn và kỹ tính, sạch sẽ lắm, con dâu chả phải làm gì luôn kia. Cô con dâu từ khi nằm ổ đến khi con biết ngồi cũng một tay mẹ chồng chăm cả. Một cái tã dơ cháu thải ra là bà đem giặt sạch liền, chẳng dồn lại bao giờ.

Sướng là thế, nhưng đời có bao giờ tròn, con dâu mẹ chồng vẫn đối nhau chan chát chỉ vì truyền thống và hiện đại. Mẹ chồng nghe tin con dâu chuyển dạ sắp sanh, tay xách nách mang túi to túi nhỏ lật đật lên thành phố liền. Bà mang nào than, nào lông nhím, lá trầu lên cho cháu nội, con dâu. Từ khi sanh xong đến khi xuất viện một tay bà lo hết từ lau mình cho con dâu đến ẵm cháu ngủ.

Khi mẹ chồng nàng dâu amp;#34;thương nhau không nổiamp;#34; chỉ vì khác biệt quan niệm chăm con - 1

Cô con dâu từ khi nằm ổ đến khi con biết ngồi cũng một tay mẹ chồng chăm cả. (Ảnh minh họa)

Bà mang than cho con dâu xông, bà bảo để sau này không bị lạnh, không bị nhức xương, con dâu mặt nặng mày nhẹ bảo hại lắm, không làm. Bà nói thế nào cũng không xông. Thế là buồn buồn tủi tủi bà ra hành lang khóc tu tu lên. Cả dãy hôm ấy náo loạn.

Con dâu bị vậy lại lên cơn tự ái hơn vì người thì bảo sướng thế không biết mà hưởng, sao dại thế, có người mong mà không được mẹ chồng như thế. Rồi cơm canh mỗi ngày bà lo ba bữa, cứ thịt giò heo, thịt heo kho nghệ mà tới. Con dâu ngán không ăn được, bà thì cư bắt ăn cho có sữa.

Con dâu bảo không đổi món thì không ăn nữa, vì ngán quá, bà thì sợ cháu không có sữa bú nên vẫn nấu vậy, con dâu tuyệt thực ba hôm, bà lại khóc bù lu bù loa lên, bảo là tôi thương nó vậy, nhưng sao nó không hiểu. Mọi người xúm vô khuyên can thì hôm sau con dâu cũng được đổi món. Nhưng sữa cho cháu thì tịt luôn.

Trong lúc con dâu đang căng ngực vắt sữa đủ cữ mỗi ngày để kích sữa cho cháu bú thì bà đã cho cháu ti ngoài, ti quen cháu quên luôn sữa mẹ, mẹ kích sữa bao ngày đã đủ đau, đến khi sữa về căng nứt vú thì con lại không thèm ti. Thế là mẹ lại vật vã đau đớn, giận lây sang cả mẹ chồng.

Khi mẹ chồng nàng dâu amp;#34;thương nhau không nổiamp;#34; chỉ vì khác biệt quan niệm chăm con - 2

Cuộc chiến mẹ chồng nàng dâu là cuộc chiến không thấy điểm dừng, không biết đến bao giờ mới có thể dung hòa. (Ảnh minh họa)

Con dâu bị trầm cảm sau sinh sau bao hồi chiến giữa mẹ chồng con dâu. Nhưng ngặt nỗi trầm cảm nhưng cô con dâu cứ thế tăng ký. Chiều chiều bà bế cháu đi dạo dưới sân, người ta nói thì bảo do mẹ không cho con bú, nên con cứ gầy, mẹ cứ mập. Do mẹ không nghe lời ăn những món lợi sữa. Con dâu đã trầm cảm lại thêm stress hơn.

Nhưng cuộc chiến ấy có là gì so với khi đứa bé bắt đầu 4 tháng, bà đè cháu ra cho ăn dặm cơm xay cháo xay. Con dâu không muốn cho con ăn dặm sớm, đấu tranh chán bà vẫn bế cháu đi ăn khắp sân chung cư. Con dâu lại không muốn cho con ăn kiểu phải đút mớm, chỉ muốn cho con ăn theo kiểu tự thân vận động, ngồi một chỗ ăn theo giờ giống như khoa học.

Nhưng bà bảo bà nuôi bao nhiêu đứa con, chăm bao đứa cháu có sao. Thế là bà thì cứ bế cháu đi trước, mẹ chạy giành lại con phía sau. Chị osin bảo chuyện này diễn ra cũng cả tháng rồi, giờ chẳng ai buồn quan tâm nữa. Tôi có hỏi còn anh chồng thì sao, chị bảo chị thấy ban đầu anh chồng cũng bảo vợ là kệ đi em, có bà lo, bà không mệt thì thôi chứ em lo mệt làm gì. Vợ bất lực cứ vậy rơi nước mắt. Chồng chán cảnh nhà cửa mâu thuẫn nên cũng toàn đi làm đến khuya lắc khuya lơ mới về.

Cuộc chiến mẹ chồng nàng dâu là cuộc chiến không thấy điểm dừng, không biết đến bao giờ mới có thể dung hòa. Kẻ thì mong có người đỡ đần mà không được, kẻ có lại không thấy hài lòng vì không như ý mình, biết làm sao được, người đời vẫn thường có thói đứng núi này ngóng núi kia mà!

Việc mâu thuẫn trong một gia đình không chỉ phát sinh giữa mẹ chồng - nàng dâu mà nó còn tiềm tàng ngay chính trong gia đình ruột thịt, giữa những người thân yêu nhất. Nó xuất hiện khi giữa những thế hệ khác nhau cùng chung sống trong một gia đình. Đó là mâu thuẫn giữa những quan niệm sống khác nhau, cách nghĩ, cách nhìn nhận về vấn đề xã hội. 

Vậy, làm thế nào để các thế hệ trong gia đình có thể xích lại gần nhau hơn, mong muốn của những người làm cha, mẹ và những đứa con là gì?

Tất cả sẽ được giải quyết trong livestream vào 15h30 ngày 28/06 tới đây: Khoảng cách thế hệ: Xích lại gần nhau - Khó hay dễ? 

Hạ Dy
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Chuyện nhà chồng