Thực tế, lo lắng mang lại tác động tích cực, thậm chí đóng vai trò sống còn đối với con người.
Trong nhiều năm, các nghiên cứu khoa học chỉ tập trung vào ảnh hưởng tiêu cực của lo lắng lên sức khỏe.
Một quan niệm phổ biến cho rằng, trạng thái lo lắng sẽ kích thích cơ thể sản sinh ra một loại hóc-môn gây stress làm tổn thương tế bào.
Hơn nữa, các chuyên gia khuyến cáo tình trạng căng thẳng kéo dài sẽ khiến thần kinh trở nên quá nhạy cảm với mối đe dọa từ bên ngoài. Kết quả là cơ thể phản ứng chậm hơn bình thường nếu có nguy hiểm thực sự xảy ra.
Nhưng mới đây, một nghiên cứu đã rút ra kết luận ngược lại: lo lắng thực tế mang lại tác động tích cực, thậm chí đóng vai trò sống còn với con người.
Nghiên cứu này cho thấy khi cảnh giác cao độ, hệ thần kinh truyền tín hiệu cảnh báo đến một số vùng não bộ chịu trách nhiệm kiểm soát hành vi. Điều này sẽ tạo ra phản ứng “chiến đấu hay chạy trốn” nằm tiềm ẩn trong bản năng của loài người và kết hợp cùng với sự tăng đột biến lượng adrenalin của cơ thể. Trong khi đó, tâm trạng thoải mái lại khiến phản xa trở nên chậm chạp. Vì khi lo lắng, các tín hiệu tập trung truyền về vùng não bộ liên quan đến nhận dạng khuôn mặt và nhận thức giác quan nên chúng ta có thể nhận biết rõ nét được môi trường xung quanh mình.
Adrenaline được tuyến thượng thận tiết ra và bơm thẳng vào máu. Vì vậy, bạn sẽ cảm nhận tác dụng Adrenaline theo từng phần của cơ thể, thời gian để tác dụng là một đến hai giây.
Adrenalin tuy được xếp vào loại hóc môn gây căng thẳng thần kinh nhưng lại đóng vai trò rất quan trọng trong cơ thể. Chúng được phóng thích với một lượng rất nhỏ. Nồng độ đạt đỉnh cao vào buổi sáng và giảm dần trong ngày. Nếu không có loại hóc môn này, huyết áp của cơ thể sẽ bị thấp và bạn khó có thể hoạt động được.
Lưu lượng máu gia tăng trong khi bạn lo lắng còn giúp chống lại các bệnh tim mạch như mỡ trong máu hay hẹp động mạch vành. (ảnh minh họa)
Sự lo lắng hồi hộp còn giúp cho bộ não, hệ miễn dịch, cơ bắp của bạn phải làm việc trong một trạng thái mạnh mẽ nhất. Điều này tương tự như một hoạt động thể dục toàn diện giúp cơ thể rèn luyện và tăng cường sức khỏe.
Lưu lượng máu gia tăng trong khi bạn lo lắng còn giúp chống lại các bệnh tim mạch như mỡ trong máu hay hẹp động mạch vành.
Người ta còn phát hiện ra rằng những người đang cảm thấy lo lắng có thể phát hiện các mối nguy hiểm chỉ trong vòng 200 phần nghìn giây .
Tiến sĩ Marwa El Zein giải thích : "Tốc độ phản ứng nhanh như vậy là để phục vụ cho mục đích sinh tồn”.
"Ví dụ, chúng ta tiến hóa cùng với các động vật săn mồi có thể tấn công , cắn hoặc chích . Khi một người đối mặt với nguy cơ, sự nhanh nhạy giúp anh ta thoát hiểm".
Tất nhiên, lo lắng chỉ có tác dụng giúp bạn khỏe mạnh chỉ khi chúng xuất hiện một cách điều độ và có liều lượng thích hợp. Trong giai đoạn hiện nay, con người luôn phải chịu nhiều áp lực từ cuộc sống nên sự lo lắng lúc nào cũng bị vượt quá mức cho phép.
Để giữ tinh thần trong trạng thái thăng bằng tốt nhất, hãy cố gắng khống chế stress đối với bản thân bằng cách chơi các môn thể thao cần hoạt động mạnh như bơi lội và những môn học tạo ra sự tĩnh tâm như yoga hoặc thiền. Không để môi trường xung quanh quá ồn. Hãy tắt bớt máy tính, radio, TV và cả điện thoại. Sau đó khép bớt cửa và tập thở sâu trong yên lặng. Bên cạnh đó, hãy thay đổi cách suy nghĩ của bạn từ thụ động thành hướng tích cực hơn đối với cuộc sống.