Người khôn ngoan biết cho phép mình "không đơm hoa kết trái"

Bảo Anh. - Ngày 04/06/2023 19:00 PM (GMT+7)

Học cách cho phép mình không đơm hoa kết trái, đồng hành với chính mình để bén rễ sâu và khoẻ hơn chính là sự khôn ngoan cần thiết để có cuộc sống tốt đẹp. 

Mỗi khi trời âm u, mưa gió, Xuân lại cảm thấy trong mình không còn sức lực, chán nản, làm gì cũng không đạt kết quả tốt. Trước đây, cô sẽ ép mình làm nhiều việc hơn để chống lại cảm giác đó nhưng không hiệu quả, thậm chí cô còn thấy nản lòng hơn. 

Nhưng năm nay, cô chọn cách tôn trọng quy luật này, không còn gượng ép bản thân mà cho phép mình được nghỉ ngơi, ổn định cuộc sống. Khi những ngày tháng 5 đến, cô thấy rằng động lực của mình đã quay trở lại và cô có thể làm tốt mọi việc. 

Sự trưởng thành của con người cũng giống như một cái cây, có thời kỳ ra rễ và thời kỳ đơm hoa kết trái. Trong thời kỳ ra rễ, nhiệm vụ chính của cây là nghỉ ngơi và hấp thụ chất dinh dưỡng. Khi đủ chất dinh dưỡng và đến thời kỳ đậu quả, cây sẽ đơm hoa kết trái.

Đây có vẻ là một sự thật rất đơn giản nhưng không ít người trong cuộc sống lại luôn ép mình ở thời kỳ đơm hoa kết trái. Họ muốn mình phải liên tục đơm hoa kết trái và khi không kết quả, họ phủ nhận chính mình, cảm thấy bản thân thật tồi tệ. Đồng thời, họ dành ít thời gian để củng cố bản thân, nền tảng không được bồi đắp nên khó đạt được kết quả, để rồi lại cảm thấy mình thất bại trong cuộc sống.

Trên thực tế, những ngày không đơm hoa kết trái không có nghĩa là bạn thất bại mà có thể là thời điểm tốt để bạn "bén rễ”. Học cách cho phép mình không đơm hoa kết trái, đồng hành với chính mình để bén rễ sâu và khoẻ hơn chính là sự khôn ngoan cần thiết để có cuộc sống tốt đẹp. 

Người khôn ngoan biết cho phép mình amp;#34;không đơm hoa kết tráiamp;#34; - 1

1. Càng nôn nóng đạt kết quả càng không có được 

Cô gái trẻ tên Dung là người rất thích đọc sách. Mỗi khi đọc được những đoạn hay, cô sẽ chụp lại và viết ra những dòng suy nghĩ của mình. Thậm chí có lúc cô viết cả nghìn chữ mỗi ngày mà không thấy mệt. Nhận lời gợi ý của bạn bè, cô bắt đầu chia sẻ những bài viết của mình lên mạng xã hội và nhận được nhiều sự chú ý.

Trong tháng đầu tiên, cô cẩn thận viết 5 bài với nội dung phong phú hàng nghìn từ, được những người xung quanh khen ngợi và hâm mộ. Điều này khiến cô có thêm động lực, kế hoạch sẽ sản xuất nhiều bài báo nhận được lượng đọc tốt hơn. Tuy nhiên, chẳng bao lâu, các vấn đề bắt đầu phát sinh.

Dung nhận thấy nguồn cảm hứng của mình không còn phong phú như lúc đầu, cô gặp nhiều khó khăn trong quá trình viết. Có khi mất cả tuần cô mới viết xong đoạn mở đầu, vì nôn nóng để bắt kịp tiến độ nên vội vàng nhồi nhét thêm phần nội dung sau. Tất nhiên, lượng đọc không tốt như trước. Khi cô gặp phải vấn đề với các mối quan hệ gia đình, yêu đương, trạng thái càng tệ hơn. Cô buộc mình phải viết nhưng càng viết, chất lượng càng giảm. 

"Có phải khả năng của mình đang ngày một kém đi? Không, mình phải chứng minh rằng mình có thể làm được! Nhưng tại sao mình không thể viết? Mình đang tụt về phía sau. Mình nên làm gì đây?" Những suy nghĩ phức tạp khiến Dung ngày càng hỗn loạn. Trong vòng chưa đầy 3 tháng, cô đã từ bỏ việc viết này. 

Vậy Dung có thực sự thụt lùi nhiều không? Câu trả lời là không.

Trước đây, cô để bản thân cảm nhận về cuốn sách một cách tự nhiên. Sau đó, sự chú ý của cô dồn vào việc hoàn thành mục tiêu, cô ấy trở nên mất tập trung khi đọc sách, cảm xúc cũng ít đi. Các điểm chú ý khác nhau đã dẫn đến những kết quả khác nhau.

Người khôn ngoan biết cho phép mình amp;#34;không đơm hoa kết tráiamp;#34; - 2

2. Nếu bạn không đạt được kết quả, đó có thể không phải là do bạn kém

Nhìn ra cuộc sống xung quanh, bạn sẽ thấy rằng những tình huống như cô gái tên Dung thực sự rất phổ biến. Nhiều người mang hiểu lầm rằng nếu tập trung vào kết quả, họ chắc chắn sẽ nhận được kết quả tốt.

Ví dụ: Khi giảm cân, họ luôn nhìn xem mình đã giảm được bao nhiêu cân. Khi thay đổi công việc, họ luôn để ý xem lương có tăng lên không. Khi lập kế hoạch đọc sách, họ rất chú ý đến số trang đọc được...

Có vẻ như mục tiêu rất rõ ràng, nhưng nó cũng dẫn họ đến một xu hướng xấu. Có đạt được kết quả hay không trở thành tiêu chuẩn để họ đánh giá bản thân mình. Khi quá chú trọng đến kết quả, người ta sẽ liên tưởng “không tạo ra kết quả” với “tôi không giỏi”. Một khi đã hình thành quan niệm như vậy thì sẽ dễ lo lắng về được và mất, mất tập trung và càng khó tạo ra kết quả.

Nếu muốn thoát ra khỏi vòng luẩn quẩn này, bạn cho phép bản thân không đạt kết quả. Không đạt kết quả không có nghĩa là thất bại, mà chỉ là một phần cần thiết để đi đến thành công. Quan tâm đến kết quả một cách mù quáng thực sự không có lợi cho sự phát triển và gây lãng phí năng lượng một cách vô ích. Vì kết quả sẽ đến một cách tự nhiên sau khi một người đã "bén rễ". Điều chúng ta phải làm là cho phép mình tích lũy chất dinh dưỡng và phát triển bộ rễ khoẻ hơn.  

3. Chuẩn bị bén rễ: dự trữ chất dinh dưỡng cho chính mình

Trong một cuộc hội thảo tâm lý, có câu hỏi được đặt ra: "Làm nghề tư vấn, chúng ta thường phải đối mặt với những cảm xúc tiêu cực và chịu nhiều áp lực. Thưa thầy, bí quyết nào để bản thân mạnh mẽ hơn, không bị áp lực đè bẹp?"

Giảng viên suy nghĩ một lúc rồi nói: "Câu hỏi hay đấy. Vậy để tôi kể cho các bạn nghe bí mật của tôi. Mọi người lấy giấy bút ra viết vào đi." Tất cả các sinh viên đều sẵn sàng để bắt đầu ghi âm.

"Đầu tiên phải ăn no, ăn đúng giờ. Ăn đồ bổ và ngon miệng." Trong phòng ồ lên tiếng cười, nhưng nữ giảng viên vẫn nghiêm túc tiếp tục:

"Thứ hai là ngủ ngon, mệt mỏi thì nghỉ ngơi, đừng ép bản thân làm việc. Thứ ba, học cách khiến bản thân vui vẻ, duy trì hoạt động giải trí phù hợp và thư giãn là điều rất quan trọng."

Chúng ta thường có suy nghĩ rằng muốn phát triển thì phải không ngừng học hỏi, không ngừng mạnh mẽ hơn và đạt được thành quả tốt hơn. Chúng ta tập trung vào kết quả và bỏ qua cơ thể cũng như tâm trí của mình, quên đi sự thật đơn giản rằng chăm sóc tốt cho bản thân và nghỉ ngơi hợp lý thực sự là một phần thiết yếu của quá trình trưởng thành.

Nếu bạn không ở trong trạng thái tốt, cho dù bạn có bao nhiêu kỹ năng, bạn cũng sẽ không thể sử dụng chúng. Đôi khi, chúng ta làm việc chăm chỉ nhưng không đạt được kết quả là do trạng thái của chính chúng ta.

Người khôn ngoan biết cho phép mình amp;#34;không đơm hoa kết tráiamp;#34; - 3

4. Đâm rễ sâu hơn: Làm những gì bạn có thể

Việc tạo ra bất kỳ kết quả nào đều là sản phẩm của quá trình ra rễ. Tuy nhiên, chúng ta lại dễ bị ảnh hưởng bởi sự phán đoán của bên ngoài, làm gián đoạn nhịp điệu tiến triển ban đầu của chính chúng ta.

Nhớ rằng, sự tập trung của một người quyết định cuối cùng người đó có thể đi được bao xa. Bạn có tập trung cho việc "bén rễ" hay không sẽ quyết định bạn có thể sinh ra bao nhiêu "trái". Những thứ tưởng chừng như nhỏ nhặt và bình thường trước mắt chúng ta thực ra lại là những thứ chúng ta có thể kiểm soát được nhiều nhất.

Người khôn ngoan biết cho phép mình amp;#34;không đơm hoa kết tráiamp;#34; - 4

5. Tôn trọng nhịp điệu của chính bạn 

Cuối cùng, trong giai đoạn bén rễ, sẽ có nhiều tiếng nói khác nhau từ thế giới bên ngoài. Có người chê bạn xấu, có người giục bạn nhanh lên, có người nhắc bạn đang đi sau người khác... Tuy nhiên, người khác chỉ có thể thấy "trái" và chỉ mình bạn mới biết đâm rễ sâu khó khăn nhường nào. 

Đừng làm rối loạn nhịp điệu của bạn vì những tiếng nói bên ngoài. Bởi trên con đường trưởng thành, tôn trọng nhịp điệu của chính mình là con đường tắt nhanh nhất.

Ở bất kỳ tuổi nào, đây chính là sự đầu tư khôn ngoan và lời nhất
Mạnh dạn đầu tư vào bản thân, sự giàu có sẽ tự đến và mọi thứ bạn muốn sẽ đến như đã hẹn.

Eva Góc nhìn

Theo Bảo Anh.
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Eva Góc nhìn