Thay vì trì hoãn việc tiết kiệm cho đến khi bạn đạt được cột mốc nào đó, hãy ưu tiên tiết kiệm hàng ngày để đảm bảo tương lai tài chính của bạn. Những thay đổi nhỏ này sẽ giúp bạn quản lý tiền bạc tốt hơn, tiết kiệm ngày càng hiệu quả.
Xây dựng hệ thống quản lý tiền
Bạn sẽ dễ bị bội chi, tiêu quá những gì mình có khi chi tiêu không cần lý do. Hãy tạo một hệ thống để chi tiêu hợp lý hơn, tiết kiệm nhiều hơn nữa.
Đánh giá chi tiêu của bạn trước khi xây dựng ngân sách. Hãy ghi lại những gì bạn mua, ở đâu và trong danh mục chi tiêu nào trong 30 ngày để đánh giá thói quen chi tiêu của bạn. Cách tiếp cận này sẽ giúp bạn đảm bảo rằng ngân sách của mình thực tế.
Đặt ngân sách hàng tháng. Bạn có thể sử dụng bảng tính ngân sách, phần mềm hoặc đơn giản là bút và giấy để lập kế hoạch cho từng khoản chi và tiêu. Một khi bạn đã thiết lập ngân sách, hãy thực hiện các kỷ luật cần thiết để bám sát ngân sách.
Theo dõi chi tiêu của bạn một cách liên tục. Hãy lên lịch định kỳ để so sánh chi tiêu thực với ngân sách của bạn để tránh bội chi và nhanh chóng thực hiện thay đổi khi cần thiết.
Sử dụng tiền mặt để chi tiêu hàng ngày. Cách này sẽ giúp bạn ít bị cám dỗ mua sắm bốc đồng hơn, không thể chi tiêu những gì mình không có như khi dùng thẻ tín dụng.
Thay đổi suy nghĩ về tiền bạc
Ngay cả khi đã có ngân sách, bạn vẫn có thể trở lại với những thói quen chi tiêu xấu nếu không thay đổi suy nghĩ về tiền bạc. Những mẹo tiết kiệm này có thể giúp bạn thay thế những hành vi chi tiêu tiêu cực bằng những hành vi tích cực hơn.
Không so sánh. Ngừng "cho bằng bạn bằng bè" hoặc “người khác có, mình cũng phải có”. Hãy để ngân sách chỉ lối cho thói quen chi tiêu và tiết kiệm của bạn.
Cố gắng kiềm chế chi tiêu theo cảm xúc. Chúng ta rất dễ chi tiêu nhiều hơn khi tâm trạng bất ổn. Khi bạn trong trạng thái này, hãy hướng mình đến những hành vi tích cực khác mà không tốn tiền như gọi điện trò chuyện với bạn bè hoặc tập thể dục.
Trì hoãn sự hài lòng. Khi bạn bị thôi thúc mua hàng, hãy xem bạn thực sự cần hay chỉ muốn món đồ đó. Nếu bạn xác định rằng mình cần nó, hãy đợi 1 ngày trước khi quyết định mua.
Đừng mua sắm theo xu hướng. Hãy mua những gì có ý nghĩa với bạn hơn là những món đồ nhanh chóng lỗi mốt.
Thanh toán các khoản nợ
Cho dù đó là dư nợ thẻ tín dụng hay khoản vay ngân hàng, nợ cùng lãi sẽ “ăn” dần vào tiền của bạn, khiến việc tiết kiệm trở nên khó khăn hơn. Hãy tìm cách trả hết nợ càng sớm càng tốt.
Giảm chi tiêu hàng ngày
Giảm hoặc cắt bỏ việc ăn uống bên ngoài. Bằng cách nấu ăn tại nhà nhiều hơn, bạn không chỉ đảm bảo an toàn vệ sinh, dễ kiểm soát lượng calo nạp vào cơ thể mà còn tiết kiệm được kha khá mỗi tháng.
Tự chuẩn bị đồ uống. Thay vì chi 30-50 nghìn đồng cho một ly cà phê hay trà sữa, bạn hoàn toàn có thể tự chuẩn bị cho mình với giá rẻ hơn nhiều.
Tự làm đẹp tại nhà thay vì ra hàng để hấp tóc, sơn móng tay, dưỡng da…
Mua trang phục không yêu cầu giặt khô để tiết kiệm chi phí giặt hấp.
Điều chỉnh thói quen mua sắm
Mua sắm với số lượng lớn. Việc lên kế hoạch bữa ăn tuần để đảm bảo bạn chỉ mua những gì mình sẽ sử dụng. Mua với số lược lớn các sản phẩm bạn hay dùng, có thời hạn sử dụng lâu sẽ giúp bạn tiết kiệm kha khá.
Mua đồ cũ. Một số thiết bị, đồ dùng bạn không cần thiết phải mua mới. Tìm đến đồ cũ sẽ giúp bạn tiết kiệm mà vẫn đảm bảo đáp ứng nhu cầu sử dụng.
Tập trung vào chất lượng. Đừng nghĩ rằng mua những món đồ rẻ nhất mới là tiết kiệm. Thay vào đó, đầu tư cho sản phẩm chất lượng, không lỗi thời và sử dụng được lâu hơn chính là sự lựa chọn thông minh.
So sánh giá cả. Nếu bạn định mua sản phẩm nào đó, hãy tra cứu trực tuyến xem liệu bạn có tìm được chỗ khác đang bán sản phẩm đó với giá tốt hơn. Đừng quên áp các mã giảm giá nếu có.
Mượn, đổi thay vì mua. Có những thứ bạn không cần thiết phải mua mà hoàn toàn có thể mượn từ bạn bè hoặc trao đổi.
Giảm chi phí định kỳ
Cắt bỏ hoặc chuyển sang gói cước thấp hơn với dịch vụ truyền hình cáp.
Chuyển gói cước điện thoại di động. Giờ đây bạn có thể gọi điện, nhắn tin miễn phí qua rất nhiều ứng dụng.
Trồng thêm nhiều cây xanh để làm mát ngôi nhà, tiết kiệm chi phí điện cho máy điều hòa trong mùa hè.
Cắm các thiết bị vào ổ cắm điện. Tắt công tắc của dải bất cứ khi nào bạn không sử dụng một trong những thiết bị đó. Bạn sẽ tiết kiệm được chi phí của "năng lượng ma", tức là sự tiêu hao năng lượng chậm bắt nguồn từ việc cắm điện vào mọi thứ.
Xem xét lại thẻ thành viên phòng tập thể dục. Bạn có thường xuyên sử dụng chiếc thẻ đó không? Nếu câu trả lời là không, hãy hủy bỏ chúng và tiết kiệm số tiền này. Bạn có thể tập luyện hoàn toàn miễn phí bằng các video trên internet hoặc đạp xe, đi bộ trong công viên gần nhà.
Bảo dưỡng xe đúng kỳ để đảm bảo xe vận hành tốt.
Tiết kiệm tiền trong tương lai
Cho dù đó là mua một chiếc xe hơi hay ngân hàng sẽ gửi tiết kiệm, các quyết định tài chính lớn mà bạn đưa ra ngày hôm nay thường có thể ảnh hưởng đến hầu bao của bạn trong những năm tháng sau đó. Các mẹo tiết kiệm tiền này sẽ giúp bạn đưa ra các lựa chọn sáng suốt hơn:
Sử dụng internet để du lịch tiết kiệm hơn. Bạn có thể tìm được giá phòng, vé vào các khu tham quan, nghỉ dưỡng với giá rẻ hơn so với cách đặt truyền thống.
Mua một chiếc xe tiết kiệm nhiên liệu. Nếu bạn sống trong khu vực có phương tiện công cộng thuận tiện, hãy cân nhắc đi làm bằng tàu điện ngầm hoặc xe buýt.
Giữ lại các giấy tờ bảo hành, biên lai của sản phẩm. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí sửa chữa nếu thiết bị gặp vấn đề.
Chọn gửi tiền ở ngân hàng có lãi suất cao hơn. Lãi suất rất quan trọng và nó cho phép bạn đạt được các mục tiêu tài chính của mình sớm hơn.