Tạm biệt 7 thói quen này, bạn sẽ mở ra nhiều mối quan hệ tốt đẹp hơn

Nguyễn Hường - Ngày 14/12/2023 19:00 PM (GMT+7)

Có thể bạn không biết, 7 thói quen này đã và đang cản trở bạn mở ra nhiều mối quan hệ tốt đẹp hơn trong cuộc sống này.

Bạn bè giúp làm phong phú thêm cuộc sống của chúng ta, mang lại cho ta sự hỗ trợ trong những thời điểm khó khăn, tăng cường niềm vui và đóng góp không nhỏ vào niềm hạnh phúc chung của chúng ta. Bằng cách tạm biệt những thói quen dưới đây, bạn sẽ mở đường cho nhiều mối quan hệ bạn bè tốt đẹp hơn. 

1. Thường xuyên phá vỡ kế hoạch

Bạn có thường xuyên hủy bỏ kế hoạch, đến muộn hay không nhất quán và không đáng tin cậy không? Bạn có thể có một lý do nào đó chính đáng nhưng nếu bạn liên tục bỏ cuộc vào phút cuối, điều đó sẽ khiến bạn bị người khác coi là không đáng tin cậy. Điều này gửi thông điệp rõ ràng tới bạn bè của bạn rằng thời gian và nỗ lực của họ không phải là ưu tiên hàng đầu với bạn.

Nếu kiểu hành vi phá vỡ kế hoạch này liên tục diễn ra thì dần dần, bạn sẽ thấy mình không còn nhận được những lời mời, tin nhắn hay cuộc gọi nữa.

2. Bạn chỉ trả lời cuộc gọi khi bản thân gặp sự cố

Tạm biệt 7 thói quen này, bạn sẽ mở ra nhiều mối quan hệ tốt đẹp hơn - 1

Tình bạn lành mạnh phát triển dựa trên sự cho đi và nhận lại. Điều đó có nghĩa là có mặt và tích cực lắng nghe khi bạn của bạn gặp phải vấn đề, thay vì lờ đi và coi như mình không nhận được chúng. Ít nhất, hãy lắng nghe và cho bạn của bạn cơ hội nói lên quan điểm của mình.

Trong các cuộc trò chuyện, khi nội dung luôn hướng về phía bạn, bạn dường như độc chiếm các cuộc thảo luận và coi thường cảm xúc của bạn bè, đối phương sẽ cảm thấy bị đánh giá thấp. Đặc biệt là khi bạn mong đợi ai đó sẽ có mặt ngay lập tức khi mình cần nhưng lại không sẵn sàng làm điều tương tự. Điều này thực sự ích kỷ và thô lỗ.

Thay vào đó, hãy thử lắng nghe một cách tích cực. Kỹ năng giao tiếp quan trọng này không chỉ dừng lại ở việc nghe mà là sự hiện diện của bạn và thực sự chú ý đến những gì đối phương nói. Đó là cách để cho ai đó thấy rằng bạn quan tâm đến họ.

3. Quá xa cách

Bạn có người bạn nào đó thường rời đi mà không nói một lời không? Nhớ rằng, giao tiếp hiệu quả là yếu tố then chốt trong bất kỳ mối quan hệ nào. Nếu bạn quá xa cách hoặc không bày tỏ suy nghĩ cũng như cảm xúc của mình, bạn bè có thể cảm thấy mất kết nối với bạn và những gì bạn quan tâm.

Bằng cách mở rộng các kênh liên lạc, bạn sẽ giúp củng cố mối quan hệ, tìm ra điểm chung và xây dựng niềm tin với người khác.

4. Cảm xúc tiêu cực

Có lẽ bạn không thể không phàn nàn về ai đó. Có thể bạn thường xuyên tham gia vào các tin đồn hoặc cũng có thể là bạn mang suy nghĩ tiêu cực. Nói cách khác, bạn không phải là người mang lại cảm giác dễ chịu cho người khác khi ở bên.

Dù là liên tục phàn nàn hay lan truyền tin đồn, tất cả những điều tiêu cực này đều khiến bạn mệt mỏi và làm giảm đi uy tín của bạn. Nếu điều này có vẻ giống bạn, có lẽ đã đến lúc nên điều chỉnh thái độ đó và trau dồi tư duy tích cực. Thái độ sống tích cực không những mở ra cho bạn nhiều mối quan hệ tốt đẹp hơn mà cuộc sống của bạn trên các phương diện đều sẽ suôn sẻ, thuận lợi hơn.

5. Bạn ghen tị

Tạm biệt 7 thói quen này, bạn sẽ mở ra nhiều mối quan hệ tốt đẹp hơn - 2

Khi bạn bè của bạn làm tốt, bạn có ăn mừng thành công của họ không? Hay trong sâu thẳm, bạn cảm thấy ghen tị và oán giận? Hoặc có thể đơn giản là bạn ghen tị khi những người bạn khác của bạn đi chơi với nhau mà không có bạn. 

Nếu bạn cảm thấy ghen tị (không vui) khi bạn bè của bạn đạt được điều gì đó tuyệt vời hoặc bạn không thể chia sẻ “bạn của mình” thì đó có thể là dấu hiệu cho thấy tình bạn của bạn không lành mạnh như bạn nghĩ. Đặc biệt, nếu bạn thể hiện sự ghen tị đó là thông qua những lời chỉ trích, coi thường và đả kích bằng những lời lẽ không mấy tử tế, điều đó càng trở nên tệ hơn. Trên thực tế, các chuyên gia cho rằng ghen tị có thể đầu độc tình bạn.

6. Cướp đi sự chú ý

Một chút cạnh tranh lành mạnh là hoàn toàn bình thường trong các mối quan hệ. Nó có thể là động lực vô cùng lớn và giúp thúc đẩy chúng ta hướng tới mục tiêu của mình. Trên thực tế, các nhà tâm lý học khẳng định rằng sự cạnh tranh trong tình bạn có thể giúp hình thành nhận thức và bản sắc của một cá nhân.

Nhưng việc biến mọi tương tác thành một cuộc cạnh tranh có thể khiến mọi người xa lánh bạn. Chưa kể, tình bạn của bạn có thể trở nên căng thẳng.

Nhớ rằng, bạn bè không phải là đối thủ. Các bạn nên khuyến khích nhau để trở thành người tốt hơn, tôn vinh những điểm mạnh của nhau và hỗ trợ nhau cùng phát triển thay vì biến mọi thứ thành một cuộc cạnh tranh.

7. Không bao giờ nói “Tôi xin lỗi”

Tất cả chúng ta đều có lúc phạm phải sai lầm, quan trọng là bạn sẵn sàng thừa nhận khi mình sai và giải quyết hậu quả từ hành động của mình.

Nếu bạn đã làm tổn thương bạn mình (dù cố ý hay vô tình), một lời xin lỗi chân thành có thể phát huy tác dụng. Không chỉ vậy, việc chịu trách nhiệm về hành động của mình còn giúp nuôi dưỡng niềm tin và thể hiện sự trưởng thành. Tuy nhiên, nếu bạn không sẵn sàng thừa nhận lỗi lầm của bản thân, xin lỗi khi cần thiết, điều đó có thể làm tan vỡ tình bạn dù là bền chặt nhất.

Không bao giờ là quá muộn để thay đổi hành vi của bạn theo hướng tốt hơn! 

8 dấu hiệu chứng tỏ bạn thực sự đẳng cấp hơn những gì mình nghĩ
Những dấu hiệu này chứng tỏ bạn thực sự là một người đẳng cấp hơn những gì bạn vẫn nghĩ.

Tư duy thông minh

Theo Nguyễn Hường
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Mối quan hệ