Không phải tức giận, đây mới là cách khôn ngoan đối phó với người “khó ở”

Nguyễn Hường - Ngày 18/09/2023 19:00 PM (GMT+7)

Khi một người khiến cuộc sống của bạn trở nên căng thẳng hơn, bạn có thể gặp khó khăn để đồng cảm hoặc cố gắng hiểu hơn về quan điểm của họ. Dưới đây là những lời khuyên hữu ích, giúp bạn có được công cụ hữu hiệu để đối phó.

Đằng sau những hành vi khó khăn

Không phải tức giận, đây mới là cách khôn ngoan đối phó với người “khó ở” - 1

Một người có thể trở nên cáu kỉnh, hung hăng, cố chấp và không muốn giao tiếp vì một số lý do như:

Căng thẳng quá mức

Điều này có thể xuất phát từ công việc hay gia đình…, căng thẳng có thể khiến con người ta thể hiện những hành vi khó chịu. Họ trở nên lo lắng và khó đối phó, ủ rũ, nóng nảy.

Các vấn đề về tính cách

Những người có cá tính mạnh thường có xu hướng đối đầu. Điều này càng thể hiện rõ ràng hơn khi hai người không tìm được tiếng nói chung và mỗi người đều muốn làm theo cách riêng của mình.

Có sự kiện kích hoạt

Những người từng bị lạm dụng bằng lời nói hoặc bị tổn thương dễ bị đả kích khi thấy loại hành vi đó đang nhắm vào mình. Các yếu tố kích hoạt cũng có thể khiến chấn thương thời thơ ấu tái hiện trong họ.

Những xung đột chưa được giải quyết

Một vấn đề căng thẳng chưa được giải quyết có thể là vấn đề gây nên sự khó chịu và thất vọng.

Các vấn đề về giao tiếp

Những hiểu lầm trong quá trình giao tiếp có thể dẫn đến những hành vi “khó ở”, đặc biệt là khi ai đó cảm thấy bị coi thường.

Các vấn đề cá nhân

Đó có thể là các vấn đề về chuyện tình cảm, tiền bạc, bệnh tật, sức khỏe tinh thần hay bất kỳ mối quan tâm cá nhân nào khác.

Khi bạn biết nguyên nhân khiến một người trở nên khó tính và khó chịu, bạn có thể tìm ra những bước mình cần thực hiện để đối phó với hành vi của họ sao cho hợp lý nhất.

Duy trì sự bình tĩnh và điềm đạm

Không phải tức giận, đây mới là cách khôn ngoan đối phó với người “khó ở” - 2

Nếu ai đó la mắng bạn, trở nên thô lỗ hoặc thậm chí đe dọa bạn, bạn sẽ khó giữ bình tĩnh trong trường hợp này. Nhưng giữ bình tĩnh có thể là chìa khóa để giữ cho tình huống khó khăn không leo thang.

Joseph Galasso, Giám đốc điều hành, nhà tâm lý học lâm sàng tại Baker Street Behavioral Health, giải thích: “Điều đầu tiên và quan trọng nhất, thật không khôn ngoan khi tham gia vào bất kỳ thử thách hay cuộc trò chuyện nào khi cảm xúc đang dâng trào. Nếu bạn đang cố gắng giúp ai đó giữ bình tĩnh, hãy làm gương trước, đảm bảo giọng nói của bạn ổn định và bạn hiểu rõ những gì mình muốn giao tiếp. Hãy quyết đoán và yêu cầu chính xác những gì bạn muốn.”

Bạn cũng có thể thực hiện các bước để điều chỉnh hành vi của mình bằng cách hít thở sâu, bình tĩnh, thực hành chánh niệm, tập trung hoặc thậm chí bằng cách thoát khỏi tình huống đó và quay lại cuộc trò chuyện sau. Khi bạn nhận thức được các yếu tố kích hoạt và cơ chế đối phó của mình cũng như khai thác tốt khả năng giữ bình tĩnh, đó có thể là chìa khóa dẫn đến kết quả thành công hơn.

Tự nhận thức và tự điều chỉnh là những kỹ năng quan trọng để bạn quản lý hành vi có vấn đề. Bạn có thể giữ bình tĩnh trong những tình huống đó bằng cách nhận ra các yếu tố kích hoạt và học cách điều chỉnh cảm xúc của mình.

Giao tiếp một cách thấu hiểu

Không phải tức giận, đây mới là cách khôn ngoan đối phó với người “khó ở” - 3

Khi bạn đối mặt với một người đang “khó ở”, bản năng đầu tiên của bạn có thể là phản ứng bằng sự tức giận hoặc thất vọng. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy sự đồng cảm có thể giúp nuôi dưỡng cảm giác kết nối tốt hơn. Mặc dù điều này không dễ dàng song việc chủ động lắng nghe ai đó và cố gắng hiểu những gì họ đang trải qua có thể giúp giảm bớt căng thẳng.

Ngoài ra, hãy bắt đầu câu nói bằng “Tôi” và tránh buộc tội hay đổ lỗi cho người nào đó. Đừng ngại thể hiện cảm xúc của họ ảnh hưởng đến bạn như thế nào.

Đồng thời, việc lắng nghe tích cực không có nghĩa là bạn yếu thế. Bạn có thể giao tiếp hiệu quả bằng cách tỏ ra quyết đoán và cho người khác biết bạn mong đợi kiểu hành vi nào, giúp đối phương hiểu những gì bạn có thể và không thể tha thứ dù là ở nơi làm việc, trong gia đình hoặc trong một mối quan hệ. Hãy làm rõ về ranh giới của bạn và truyền đạt chúng một cách quyết đoán.

Một chiến lược giao tiếp khác là kết hợp tiếng cười vào tình huống khi thích hợp. Nếu bạn có thể khiến ai đó nghĩ đến điều gì khác và điều đó giúp họ bình tĩnh hơn thì nó thật tuyệt.

Đối phó với người “khó ở” trong những tình huống cụ thể

Chiến lược bạn sử dụng để đối phó với một đồng nghiệp không hợp tác có thể khác với một thành viên gia đình thô lỗ, hay chỉ trích.

Với những thách thức tại nơi làm việc, khi bạn hiểu được lý do người đó trở nên khó khăn, bạn có thể tìm ra cách tiếp cận để giải quyết. 83% mọi người nói rằng họ bị căng thẳng liên quan đến công việc. Hãy xem, có phải họ thấy công việc bị bạn hoặc đồng nghiệp khác đe dọa không? Họ có vừa trải qua một chuyến đi xa hay trở về sau cuộc họp căng thẳng không? Các chuyên gia cho rằng, bất kể nguyên nhân sâu xa của hành vi đó là gì, điều quan trọng là không nên coi đó là hành vi cá nhân.

Với xung đột gia đình, đây là những người thường xuyên ở bên bạn và vì là mối quan hệ thân mật nên hành vi khó khăn và bất đồng có thể đã hình thành trong nhiều năm, việc đặt ra ranh giới thường mang lại giải pháp tốt nhất. Hãy quyết đoán và đặt ra những kỳ vọng rõ ràng về một mối quan hệ tôn trọng.

Việc đặt ra ranh giới vững chắc là cách tốt để bạn giải quyết những mối quan hệ khó khăn với bạn bè và các mối quan hệ khác. Hãy làm rõ các giới hạn của bạn và truyền đạt những hành vi mà bạn sẽ và sẽ không chấp nhận.

Đối phó với một người “khó ở” có thể là một trải nghiệm khó chịu và gây căng thẳng nhưng việc trang bị những công cụ để giải quyết tình huống này có thể giúp bạn tìm ra giải pháp hiệu quả. Hãy nhớ ưu tiên sức khỏe của bạn, đặt ra ranh giới, tìm kiếm sự hỗ trợ và luôn tập trung, bạn sẽ được trang bị tốt hơn để xử lý các hành vi khó khăn một cách lành mạnh và hiệu quả.

8 điều người thành công không bao giờ làm khi rảnh rỗi
Những người thành công coi trọng thời gian rảnh rỗi và sẽ không lãng phí khoảng thời gian đó vào 8 việc này.

Tư duy thông minh

Theo Nguyễn Hường
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tư duy thông minh