Vua Tống Hiếu Tông Triệu Thận (tại vị từ năm 1163-1189) là vị hoàng đế thứ hai của nhà Nam Tống, Trung Quốc. Đây là vị vua tinh anh, lỗi lạc bậc nhất trong số các Hoàng đế của Tống triều.
Vua Tống Hiếu Tông Triệu Thận (tại vị từ năm 1163-1189) là vị hoàng đế thứ hai của nhà Nam Tống, Trung Quốc. Đây là vị vua tinh anh, lỗi lạc bậc nhất trong số các Hoàng đế của Tống triều. Ông vốn không phải là con trai của Tống Cao Tông Triệu Cấu mà thuộc dòng dõi của hoàng đế khai quốc nhà Tống là Triệu Khuông Dận.
Theo tài liệu lịch sử ghi chép lại những câu chuyện liên quan đến Tống Hiếu Tông, đáng chú ý nhất là trải nghiệm của ông trong lần thử thách trước khi được truyền ngôi. Lý do Triệu Thận được lên ngôi, ngoại trừ nguyên nhân Tống Cao Tông có vấn đề về sinh lý, không có người nối dõi còn liên quan tới câu chuyện lạ lùng về 10 cô trinh nữ.
Chân dung Tống Hiếu Tông Triệu Thận.
Để lựa chọn người nối ngôi, Tống Cao Tông liền cất công lựa chọn, cuối cùng lựa ra được hai đứa trẻ, một béo một gầy. Đứa gầy chính là Triệu Thận. Ban đầu, Cao Tông không có cảm tình với vị hoàng đế tương lai này mà dành phần ưu ái hơn cho đứa trẻ béo.
Nếu quả thực như vậy thì giấc mộng đế vương của Triệu Thận cũng kết thúc từ đây. Nhưng ngay lúc ấy, đột nhiên xuất hiện một con mèo. Triệu Thận lặng thinh, không mảy may cử động. Riêng cậu bé béo mập kia thì giơ chân đạp con vật, động tác vô cùng thô lỗ. Từ chỗ có ấn tượng tốt, Tống Cao Tông bỗng tiêu tan mọi cảm tình với cậu ta. Ông liền giữ Triệu Thận lại và chăm chút, nuôi dưỡng trong chốn thâm cung.
Lúc này xem chừng Triệu Thận đã được lựa chọn để kế vị ngai vàng, nhưng sự thực lại không phải như vậy. Đây mới chỉ là lần kiểm nghiệm đầu tiên mà thôi. Ông được nuôi dưỡng trong cung gần 20 năm, từ nhỏ đã được giáo dục rất tốt, lớn lên được phong Công hầu rồi Quận vương, nhưng chưa bao giờ đường đường chính chính mang danh phận thái tử.
Có ba nguyên nhân chủ yếu dẫn tới điều này:
Trước hết là do Tống Cao Tông còn ôm mộng sinh quý tử khác. Ngoài việc chạy chữa bốn phương, ông ta ra sức cầu trời khấn phật, tổ chức các lễ tế vô cùng long trọng, buộc tể tướng là Tần Cối đứng ra làm chủ lễ cầu tự. Nhưng mọi nỗ lực đều thất bại, lâu dần ông ta cũng đành chấp nhận, nguội lạnh giấc mơ hão huyền.
Nhờ 10 trinh nữ tiến cung, Triệu Thận đã đường hoàng nắm giữ ngôi báu. (Ảnh minh họa)
Nguyên nhân thứ hai xuất phát từ chính tể tướng Tần Cối. Triệu Thận khá ghét thái độ nhẫn nhục cầu hòa của họ Tần, trong khi đó, viên tể tướng cũng có phần dè dặt trước năng lực tài giỏi của Triệu Thận. Hai bên ra sức nghi kỵ lẫn nhau, nên phát sinh mâu thuẫn là điều dễ hiểu.
Nguyên nhân cuối cùng là do Vĩ hậu – mẹ đẻ của Tống Cao Tông không thích Triệu Thận mà thích một đứa trẻ khác được lớn lên trong cung là Triệu Trác. Vĩ hậu luôn khuyên con trai lập Triệu Trác làm Thái tử, khiến cho việc xác lập người kế vị của Cao Tông trở nên bất định.
Cuối cùng, ông nghĩ ra một cách vừa khiến Vĩ hậu không tức giận, vừa có thể thử thách Triệu Thận và Triệu Trác. Theo đó, Cao Tông ra lệnh ban tặng cho cả hai chàng trai mỗi người 10 trinh nữ, đợi sau nửa tháng sẽ gọi tất cả những cô gái trên về “điều tra”.
Trong việc này, nếu ai ít sa đà vào sắc đẹp sẽ được chọn làm người kế vị.
Cách làm này tỏ ra vô cùng hiệu quả. 10 trinh nữ được gửi tặng cho Cao Tông sau nửa tháng trở về vẫn vẹn nguyên như lúc đầu trong khi những người được phái đến chỗ Triệu Trác đã không còn trinh nguyên.
Sau màn thử thách này, Triệu Thận nhanh chóng được sắc phong Thái tử và sau đó là kế vị ngai vàng của Hoàng đế triều Tống.
Căn nguyên của chuyện này phải kể đến công lao to lớn của Sử Hạo – thầy giáo của Triệu Thận. Chính ông đã khuyên nhủ học trò nên kiềm chế ham muốn phàm tục mà nuôi chí lớn. Cũng nhờ thử thách thâm hiểm này, cuối cùng, Tống Cao Tông đã quyết định lập Triệu Thận làm hoàng thái tử.
Người đời sau cũng đánh giá rằng, cả đời hành sự, đây là việc làm giá trị nhất của Tống Cao Tông Triệu Câu.
Tới năm 1162, Tống Cao Tông thoái vị. Triệu Thận chính thức nắm giữ ngai vàng, cai quản giang sơn xã tắc. Ông chính là Tống Hiếu Tông, vị hoàng đế có nhiều công trạng thời Nam Tống. Miếu hiệu Hiếu Tông của vị vua này mang ý nghĩa là “vị tổ tiên biết giữ trách nhiệm và bổn phận”. Trong suốt 27 năm trị vì của mình, ông đã sử dụng ba niên hiệu: Long Hưng (1163 - 1164), Càn Đạo (1165 - 1173) và Thuần Hy (1174 - 1189).