Trần Lập đã chiến đấu, chiến đấu một cách ngoan cường với bệnh tật, nhưng anh không chiến đấu cho sự sống của riêng mình.
Từng biết đến, bộ phim “Lỗi thuộc về các vì sao” là một bộ phim tình cảm lãng mạn, nhân vật chính của bộ phim là Hazel Grace Lancaster, một bệnh nhân ung thư 16 tuổi.
Trong phim Hazel từng nói rằng: “Điều tồi tệ hơn cả việc mắc bệnh ung thư là có một đứa con mắc bệnh ung thư”.
Suy nghĩ đó không chỉ riêng có ở Hazel, mà tôi tin rằng tồn tại chung ở mỗi con người. Những người mang trong mình cơn bạo bệnh, một bệnh tật mà mọi nỗ lực chỉ nhằm kéo dài từng ngày sự sống thì nỗi đau thể xác của họ với họ, không là gì gì so với nỗi đau mà người thân phải gánh chịu.
Ngày hôm qua, trao đổi với tác giả bài viết này bên hành lang của nhà tang lễ, khi vừa đưa thi thể Trần Lập, một người bạn thân vào nhà lạnh, MC Anh Tuấn đã tâm sự, những ngày cuối đời mình Trần Lập luôn cố tỏ ra mình vẫn còn rất ổn. “Khi chúng tôi đến thăm, Trần Lập vẫn nói: “Các ông làm gì mà tụ tập ở đây đông thế”. Thủ lĩnh của Bức Tường dường vẫn muốn chứng tỏ mình hoàn toàn ổn kể cả khi linh cảm được điều gì đó. Con người khi đứng ở lằn ranh cái chết, họ thường có một sự tiên liệu nào đó, tôi tin rằng như vậy.
Trong bốn tháng ngắn ngủi đó, vợ Trần Lập đã luôn bình lặng, kiên cường như một chiến binh âm thầm.
Trần Lập đã chiến đấu, chiến đấu một cách ngoan cường với bệnh tật, nhưng anh không chiến đấu cho sự sống của riêng mình. MC Tuấn Anh gọi sự chiến đấu đó là một niềm tin và Trần Lập muốn lan tỏa niềm tin đó của anh đến người thân: “Chúng tôi, bạn bè của anh thì luôn tin rồi, nhưng anh cần niềm tin đó ở người thân của mình nữa”, MC Tuấn Anh nói.
Tôi cũng tin rằng, khi người ta nhìn thấy cái chết ở gần mình, nhất lại là một người đàn ông, một người chồng, người cha thì điều người ta nghĩ đến nhiều nhất không phải là cái chết, điều người ta nghĩ nhiều nhất đó là những người ở lại. Chết là hết, chết là ngưng đấu tranh, là siêu thoát là thanh thản, nhưng nỗi đau ấy sẽ còn dai dẳng với người ở lại nhiều năm sau đó nữa.
Trong bốn tháng ngắn ngủi đó, vợ Trần Lập đã luôn bình lặng, kiên cường như một chiến binh âm thầm. Còn nhớ, đêm liveshow “Đôi bàn tay thắp lửa”, Nhạc sĩ Trần Lập đã nhắc đến vợ mình và gọi chị là chiến binh. Người chiến binh ấy như tâm sự của anh: “Từ khi tôi đau ốm, cô ấy chưa hề một lần yếu đuối mà cứ thế lặng lẽ truyền sức mạnh cho tôi….Ở đâu đó, tôi là một người mạnh mẽ với nhiều người, nhưng vợ tôi mới là chiến binh”.
Nhưng “người vợ chiến binh” của Trần Lập đã tỏ rõ bản lĩnh một chiếc binh, một người chiến binh luôn bình tĩnh sát cánh bên cạnh chồng, cũng như anh, dường như chị luôn muốn chứng tỏ rằng mình đang ổn.
Anh Trần Nhất Hoàng, một thành viên cũ của Bức tường cũng nói về vợ của Trần Lập với một sự thán phục: “Vợ anh Lập là một con người mà tôi cảm thấy ngưỡng mộ và suy nghĩ rất nhiều mà không tìm được một lời giải đáp nào cho một tinh thần tuyệt vời như thế. Một người phụ nữ ngoài việc không run sợ trước khó khăn, cằn nhằn với khổ đau, ứng phó với những khó khăn bên ngoài vào vô cùng thoải mái, với một ý chí rất sắt đá”, anh nói.
Trong nỗi đau bạo bệnh của Trần Lập, có một điều chắc chắn anh cần sự sống của mình cho người thân hơn chính bản thân mình, bởi lẽ cũng như mẹ Hazel, người đau khổ nhất chính là những người thân, những người phải chứng kiến hàng ngày người mình yêu quý suy nhược dần và ra đi trong bệnh tật.
Nhưng “người vợ chiến binh” của Trần Lập đã tỏ rõ bản lĩnh một chiếc binh, một người chiến binh luôn bình tĩnh sát cánh bên cạnh chồng, cũng như anh, dường như chị luôn muốn chứng tỏ rằng mình đang ổn. Người chiến binh Trần Lập được người hâm mộ phong tặng đã ra đi, giờ đây, vợ anh chính là người chiến binh còn lại ở bên kia con dốc, nơi chị phải tiếp tục cuộc chiến đấu dang dở của mình. Nhưng trong cuộc chiến đấu với sự mất mát ấy, chị không hề đơn độc.