Xôn xao với quan điểm "phụ nữ Việt khổ nhất thế giới"

Ngày 14/04/2016 14:04 PM (GMT+7)

'Là một người đàn ông, Hùng không bao giờ có thể thực sự hiểu những khó khăn và chịu đựng mà phụ nữ Việt phải trải qua. Hùng đã được nghe kể là nó giống như bị xích vào một quả tạ nặng trong khi cố gắng nổi lên mặt nước để không bị chìm'.

Quan niệm con gái lớn phải lấy chồng, mà tuổi lấy chồng mà chưa thấy có người yêu là ế, đã ăn sâu vào suy nghĩ của nhiều người, nhất là đối với phụ nữ Việt. Các bậc cha mẹ hay áp đặt chuyện kết hôn với con cái, coi đó như là một phần trong chữ hiếu, là bổn phận nhất định phải làm, không được trái lệnh.

Cũng theo đó, người phụ nữ bị cho là  bất hiếu nếu không lấy chồng, còn bị chê cười nếu như không kết hôn. Người phụ nữ cũng phải gánh chịu mọi hậu quả, áp lực từ gia đình, công việc, xã hội. Bản thân họ không những phải là người vợ đảm, là người tháo vát chu toàn trong gia đình mà ngoài xã hội cũng phải là người giỏi giang.

Một clip nói về sự khổ của người phụ nữ ở Trung Quốc và phụ nữ châu Á nói chung đã được rất nhiều người 'like' và 'share', bày tỏ quan điểm của mình. Đa phần không ủng hộ việc, phụ nữ nhất định phải lấy chồng và con gái 25 chưa lấy chồng là bất hiếu với cha mẹ. So với phụ nữ châu Á, phụ nữ Việt Nam cũng đang phải chịu những áp lực tương tự như trong clip chia sẻ. (Clip nguồn Youtube)

Suy cho cùng, phụ nữ châu Á nói chung và phụ nữ Việt nói riêng là khổ, thậm chí là khổ nhất trên thế giới theo như quan điểm của tác giả John Hùng Trần, một người đã khá nổi tiếng với những quan điểm rõ ràng, thẳng thắn và đanh thép.

Xôn xao với quan điểm quot;phụ nữ Việt khổ nhất thế giớiquot; - 1

Phụ nữ Việt rất khổ? (Ảnh minh họa)

Trích bài viết của John Hùng Trần:

Lớn lên ở Mỹ, nơi sự bình đẳng giới và nữ quyền thực sự có ý nghĩa gì đó, Hùng phải nói rằng phụ nữ Việt Nam phải chịu đựng rất nhiều. So với phụ nữ phương Tây, phụ nữ châu Á giống như là nô lệ. Nô lệ cho gia đình, nô lệ cho chồng, nô lệ cho xã hội, không bao giờ thực sự có sự tự do để tự quyết định điều gì cho bản thân. Phụ nữ châu Á có bao giờ được thực sự tự do hay hạnh phúc không?

Video này đã được chia sẻ nhiều trên mạng, nói về những áp lực và sự khó khăn không cần thiết mà phụ nữ châu Á phải chịu đựng. "Những phụ nữ còn thừa" là cụm từ được dùng để nói về những phụ nữ ở Trung Quốc khi 25 tuổi mà chưa kết hôn. Hay ở Việt Nam, người ta thường gọi như thế là "ế". Chúng ta thường đùa và coi nhẹ từ này, nhưng thực ra nó ảnh hưởng sâu sắc đến phụ nữ. Hơn thế nó còn cho thấy hạnh phúc của người phụ nữ sẽ không bao giờ là của riêng cô ấy.

Lấy bạn gái của Hùng làm ví dụ. Cô ấy bằng tuổi Hùng nên nhiều người nghĩ bây giờ cô ấy nên phải kết hôn rồi. Hùng có thể thấy dịp Tết đã làm cô ấy căng thẳng thế nào khi mọi người thường xuyên giục bọn Hùng kết hôn, đến mức có lúc cô ấy đã phát khóc hồi năm ngoái. Bạn thấy đấy, giống như phần lớn các cô gái Việt Nam khác, cô ấy đưa ra những quyết định quan trọng dựa vào những gì cô ấy cho là sẽ khiến bố mẹ của cô ấy hạnh phúc, thậm chí nếu như thế có nghĩa là phải hy sinh hạnh phúc riêng của cô ấy. Việc này tạo nên những mâu thuẫn nội tâm không cần thiết trong đầu người phụ nữ, khi họ phải suy nghĩ trước sau và thoả hiệp. Hùng thấy thế thật nực cười.

Các nước châu Á như Việt Nam và Trung Quốc vẫn còn có những suy nghĩ rất cũ. Chúng ta gọi đó là văn hoá nhưng thật ra đó là sự thiếu hiểu biết, sự thiếu khả năng phát triển. Đàn ông vẫn được nhiều lợi thế trong khi phụ nữ phải chịu mọi áp lực và phán xét từ xã hội. Hùng đổ lỗi cho xã hội, nhưng đặc biệt là các cha mẹ. Từ góc nhìn của tâm lý học, cha mẹ Châu Á là các cha mẹ tệ.

Họ nghĩ họ muốn điều tốt nhất cho con nhưng thực ra cha mẹ châu Á đôi khi rất ích kỷ. Họ trực tiếp và gián tiếp nói với con họ rằng hạnh phúc của con gắn liền với hạnh phúc của cha mẹ. Chỉ khi nào cha mẹ hạnh phúc thì các con mới có thể hạnh phúc. Vì thế các con phải nghe theo những gì cha mẹ bảo. Và khi một đứa con muốn phá vỡ những sợi dây xích để được tự do, cha mẹ họ lại cảm thấy thất vọng. Họ dùng mọi cách để khiến con cái thấy có lỗi để đạt được điều họ muốn, có cha mẹ còn doạ sẽ từ con.

Và việc đó thực sự đã quá sức chịu đựng của các phụ nữ gốc Á ở Mỹ. "Với nhóm phụ nữ Mỹ gốc Á tuổi từ 15 đến 25, tự tử là nguyên nhân đã đến cái chết cao thứ hai, chỉ sau những chấn thương không chủ đích như tai nạn xe hơi. Tỷ lệ nữ giới tự tử cao nhất, trong số tất cả các nhóm chủng tộc, nằm ở nhóm phụ nữ Mỹ gốc Châu Á tuổi từ 15 đến 25. Các kỳ vọng và áp lực từ gia đình thường được trích dẫn là tác nhân đóng góp cho các vụ tự tử." (1) Hay trường hợp khác nếu không phải là tự tử, thì Hùng đoán, là Jennifer Phan, người đã thuê sát nhân giết hại cha mẹ đẻ của cô ta.

Là một người đàn ông, Hùng không bao giờ có thể thực sự hiểu những khó khăn và chịu đựng mà phụ nữ Việt phải trải qua. Hùng đã được nghe kể là nó giống như bị xích vào một quả tạ nặng trong khi cố gắng nổi lên mặt nước để không bị chìm.

Hùng biết việc thay đổi quan điểm của những thế hệ lớn tuổi là không thể. Hùng chỉ hy vọng là thế hệ của mình sau khi đã trải qua những việc này thì sẽ thay đổi, và những người đàn ông như Hùng sẽ đứng lên bảo vệ và ủng hộ bạn gái và vợ của mình để họ vượt qua những khó khăn. Hãy để phụ nữ có thêm sức mạnh và sự tự do để chọn lấy hạnh phúc thực sự.

Quan điểm này của tác giả John Hùng Trần đã nhận được rất nhiều phản hồi, đa phần là những chị em không ủng hộ tư tưởng, không lấy chồng là có lỗi với cha mẹ. Nhiều người cũng bày tỏ nỗi lòng của mình về chuyện bị nói là ế, bị cho là già và suốt ngày phải nghe những câu đại loại như 'bao giờ lấy chồng?'.

Những phụ nữ hiện đại không chọn việc lấy chồng sớm, và cũng không coi đó là trách nhiệm, nghĩa vụ hay bổn phận của mình. Những người phụ nữ hiện đại luôn nghĩ, sống cho bản thân, sống tự do, tự tại, sống theo ý thích của mình kể cả là chọn nuôi con một mình.

TT/ Theo FB John Hùng
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Góc nhìn sự kiện