Nhiều phụ nữ ở Nhật chọn cuộc sống độc thân vì họ ngại sinh con, ngại lấy chồng. Vậy nguyên nhân là từ đâu?
Chúng ta thường có câu nói truyền tai nhau ‘ăn cơm Tàu, lấy vợ Nhật’, ngầm ca ngợi người phụ nữ Nhật đảm đang, tháo vát, hết lòng vì chồng con. Đó là thời xưa, vậy trong xã hội ngày nay, điều đó có đúng?
Sở dĩ có tư tưởng vậy là bởi ngày xưa, người phụ nữ Nhật một khi đã lấy chồng sinh thì phải nghỉ mọi công việc. Và công việc của họ sau đó chính là ở nhà làm nội trợ, chăm con, lo cho chồng con. Họ không được đi làm và chắc chắn rồi, sẽ không có chuyện được sống với đam mê công việc của mình. Nội trợ chính là công việc của họ và họ chỉ được ở nhà quanh quẩn, chăm sóc con cái, nhất định là phải hoàn thành tốt. Do vậy, thời xưa, phụ nữ Nhật được coi là những người phụ nữ đảm đang mà người ta ca ngợi trong câu ‘ăn cơm Tàu lấy vợ Nhật’ là vì vậy.
Theo kết quả một cuộc khảo sát về lối sống ở Nhật Bản hồi năm 2001, đàn ông đã kết hôn chỉ dành khoảng 30 phút mỗi ngày cho việc nhà hoặc con cái. Đây một phần là kết quả của các quan niệm truyền thống, cho rằng đàn ông Nhật không cần phải bận tâm đến chuyện bếp núc, dọn dẹp hoặc thay tã cho con. Một vấn đề khác là văn hoá làm việc “thâu đêm suốt sáng” của người Nhật Bản.
Phụ nữ Nhật ngại lấy chồng, sinh con (Ảnh minh họa)
Thế nên, người phụ nữ sẽ phải đảm đương hết việc nhà. Không đảm đương thì không thể cho con có cuộc sống tốt. Ngay cả việc con đến trường đi học, người mẹ đi làm, không lo được cho con, ở Nhật, người ta sẽ cho đó là một người mẹ vô trách nhiệm và con cái cũng có thể bị chê cười vì bị mẹ của mình bỏ bê, thờ ơ.
Phụ nữ Nhật có con thường hay ở nhà nội trợ
Việc chăm một đứa trẻ nhỏ ở Nhật Bản cực kì tốn kém, và với những cặp vợ chồng trẻ không đảm bảo thu nhập, rất khó để có thể nuôi dạy được con trong môi trường tốt. Nhất là việc đi nhà trẻ, thường khó tìm được một nơi để họ yên tâm gửi con ở nhà mà có thể làm việc hiệu quả. Và thường vì những áp lực đó, cộng với áp lực công việc sau sinh, họ chọn cách ở nhà chăm con.
Nhất là đàn ông Nhật, vì công việc và giờ giấc làm việc (nhiều người làm cả đêm) nên không có thời gian quan tâm con cái. Thế nên, mọi trách nhiệm chăm con đổ dồn lên vai người mẹ.
Người phụ nữ ở Nhật dành 100% cho con cái, họ chăm con theo cách của mẹ, chu toàn, ân cần và không bỏ sót bất cứ thứ gì. Đó là lý do vì sao chúng ta hay thấy, ở Nhật, các bà mẹ làm cơm hộp cho con rất cầu kì và đẹp mắt. Để con có những bữa ăn ngon khi đến lớp mà không phải lo lắng về việc ăn uống của chúng.
Ở Nhật, nội trợ là một nghề. Hàng tháng chính phủ tự trích lương của chồng đóng thuế cho vợ. Do đó, người phụ nữ ở nhà làm nội trợ nhưng vẫn được hưởng các chế độ y như một người đi làm. Về già vẫn hưởng đầy đủ lương hưu.
Đừng ngạc nhiên khi bạn tới nước Nhật và thấy, ở đây, phụ nữ chọn cuộc sống độc thân rất nhiều! (ảnh minh họa)
Cũng có nhiều công ty áp dụng chính sách, lương của chồng sẽ vào thẳng tài khoản của vợ. Vai trò của người phụ nữ trong gia đình vì thế luôn được đề cao, tôn trọng.
Tuy nhiên, cũng vì vấn đề này mà nhiều người phụ nữ Nhật ngại sinh con, có khi là chỉ sinh một con. Vì họ sợ gánh nặng chăm sóc, sợ không đảm bảo tốt được cho con.
Đó cũng là lý do khiến nhiều người phụ nữ ở Nhật, những người thích đi làm, thích sống với đam mê công việc của mình lựa chọn cuộc sống độc thân, ngại lấy chồng sinh con. Một khi lấy chồng, công việc đã không còn như ý, hoặc vì lo lắng cho gia đình, con cái, họ khó lòng toàn tâm toàn ý với công việc. Không thể tốt cả công việc và cả việc nội trợ sau lấy chồng, nhất là những người chồng luôn làm việc rất vất vả, thậm chí là thông đêm.
Đừng ngạc nhiên khi bạn tới nước Nhật và thấy, ở đây, phụ nữ chọn cuộc sống độc thân rất nhiều!