Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi: Nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả

Ngày 20/09/2019 16:02 PM (GMT+7)

Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi không chỉ do thời tiết thay đổi hay do bị cảm cúm mà còn từ nhiều nguyên nhân khác. Vậy đâu là nguyên nhân chính gây ra và biện pháp phòng tránh như nào để trẻ luôn khỏe mạnh.

Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi: Nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả - 1

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Ths.Bs. Trần Thu Nguyệt (Viện Y học ứng dụng Việt Nam)

Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi: Nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả - 2

Ths.Bs. Trần Thu Nguyệt (Viện Y học ứng dụng Việt Nam)

Nghẹt mũi là tình trạng khoang mũi bị tắc nghẽn do dịch nhầy ngăn bít làm cản trở đường di chuyển của không khí khiến việc hít thở khó khăn. Nghẹt mũi có thể sẽ không khiến trẻ bị chảy nước mũi, vì dịch nhầy ở sâu bên trong nhưng sẽ khiến trẻ bị khó thở, quấy khóc. Khi bị nghẹt mũi trẻ thường bỏ ăn và đòi bế liên tục.

Nguyên nhân khiến trẻ bị nghẹt mũi

Khoang mũi của trẻ sơ sinh rất nhỏ nên rất dễ hay bị nghẹt mũi. Dịch nhầy tích tụ lại quá nhiều, lấp đầy các mạch máu và mô trong khoang mũi gây nên tình trạng bị nghẹt mũi.

Bên cạnh nguyên nhân đó, trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi còn do một số những nguyên nhân khác như:

- Viêm xoang

- Cúm

- Cảm lạnh

- Dị ứng

- Chất gây kích thích như: Nước hoa, khói bụi…

- Không khí khô

- Dị vật trong mũi

Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi: Nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả - 3

Triệu chứng trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi

Trẻ sơ sinh khi bị nghẹt mũi có thể xuất hiện một số những triệu chứng như

- Sổ mũi

- Ho

- Chảy nước mũi

- Ngáy

- Sốt

- Hơi thở nặng, khò khè

Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi dễ chuyển thành ho có đờm. Vì còn quá nhỏ nên không biết khạc đờm ra bên ngoài dẫn đến xảy ra những tình trạng như: ho khan, viêm họng…

Cách chữa khi trẻ bị nghẹt mũi

Loại bỏ chất nhầy

Chất nhầy có thể cứng lại thành một lớp vỏ xung quanh mũi của con. Lúc này mẹ có thể lấy một miếng bông làm ẩm bằng nước ấm và nhẹ nhàng lau sạch chất nhầy cho con.

Nhỏ nước muối sinh lý (Natri Clorid 0,9%)

Nhỏ mỗi bên mũi cho bé để làm loãng dịch mũi. Muối có tính kháng khuẩn nên có tác dụng làm thông mũi vô cùng hiệu quả. Mỗi lần chỉ cần nhỏ một giọt cho mỗi bên mũi của trẻ là đủ.

Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi: Nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả - 4

Sử dụng dụng cụ hút mũi

Nếu tình trạng của bé trở nên bị nghẹt mũi nhiều và nhiều dịch nhầy, mẹ có thể mua dụng cụ hút mũi về để hút loại bỏ chất nhầy. Trước khi hút, bạn dùng nước muối sinh lý nhỏ vào 2 mũi, chờ vài giây và đặt con nằm nghiêng rồi sử dụng dụng cụ hút mũi. Dùng xong cần vệ sinh sạch sẽ dụng cụ bằng xà bông và nhúng qua nước sôi.

Cho bé bú nhiều cữ

Đối với những trẻ sơ sinh do ống mũi nhỏ, dễ bị nghẹt và phải thở bằng miệng. Điều này sẽ khiến cho bé khô họng, mất nước. Vì thế mẹ nên cho bé bú nhiều hơn bình thường và chia thành nhiều cữ nhỏ.

Matxa cánh mũi

Sau khi nhỏ nước mũi, mẹ dùng ngón tay trỏ day day matxa 2 bên cánh mũi cho con một cách nhẹ nhàng để chất nhầy tan ra giúp bé dễ thở hơn.

Vỗ nhẹ lưng

Vỗ nhẹ trên lưng giúp bé bớt tức ngực và dễ thở nhờ làm lỏng chất nhầy trong ngực trẻ. Có 2 cách để vỗ lưng thực hiện như sau:

Cách 1. Đặt con nằm úp lên trên đầu gối của bạn và lấy tay nhẹ nhàng vỗ lưng.

Cách 2. Vỗ tương tự như cách 1 nhưng đặt trẻ ngồi trên đùi và hướng ra phía trước khoảng 30°.

Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi: Nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả - 5

Cần đưa trẻ đi khám nghẹt mũi khi nào?

Các biện pháp chữa trị trên sẽ giúp tình trạng nghẹt mũi ở trẻ nhỏ được cải thiện. Tuy nhiên, nếu trẻ có các triệu chứng sau, bạn nên đưa trẻ đến bác sĩ ngay:

- Thường xuyên sốt cao;

- Chất nhầy trong mũi có màu xanh hoặc vàng;

- Trẻ khó thở hoặc thở rất nhanh. Nếu trẻ dưới hai tuổi và thở hơn 45 lần một phút, bạn hãy đưa trẻ đến bác sĩ ngay;

- Trẻ khó chịu ở tai, có nguy cơ nhiễm trùng;

- Phát ban;

- Nghẹt mũi cùng với sưng trán, mắt, mũi hoặc má;

- Nghẹt mũi hơn 2 tuần trở lên;

- Khó khăn khi ăn uống hoặc biếng ăn;

- Con quấy khóc hay có biểu hiện đau đớn.

Làm gì để phòng ngừa nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh

- Cho trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng sức đề kháng

- Cho trẻ uống nhiều nước, nên cho bé uống nước ấm hoặc nước trái cây, súp

- Vệ sinh nhà cửa, đồ chơi, đồ dùng trong nhà sạch sẽ

- Không hút thuốc trong nhà

- Nếu cho trẻ nằm điều hòa thì phải bổ sung độ ẩm trong không khí. Vệ sinh điều hòa định kỳ để không khí không bị nhiễm khuẩn

- Không cho trẻ tiếp xúc với vật nuôi, vì lông của vật nuôi có thể bay vào mũi trẻ

- Hạn chế cho ngửi các mũi dễ kích thích như nước hoa, đóng cửa sổ nếu trẻ dị ứng với phấn hoa

- Vệ sinh cho bé thường xuyên. Vệ sinh mắt, mũi bằng nước muối sinh lý.

Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi

- Không dùng miệng để hút chất nhầy trong mũi trẻ

- Không được áp dụng những mẹo dân gian để chữa cho trẻ

- Không tự ý dùng kháng sinh cho bé khi chưa có chỉ định của bác sĩ

- Không kiêng tắm cho trẻ, vì nếu không tắm sẽ khiến cho vi khuẩn càng sinh sôi ủ bệnh

Qua những thông tin trên, phần nào đã giúp các bậc cha mẹ có thêm kiến thức về chứng nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh. Đây là một bệnh thường gặp và không nguy hiểm nhưng sẽ khiến cho trẻ thấy khó chịu, quấy khóc nếu không được điều trị triệt để.

Con hết nghẹt mũi khi giao mùa nhờ mẹ áp dụng loạt mẹo một phát ăn ngay
Đối với trẻ nhỏ bị nghẹt mũi, mẹ phải có những mẹo nhỏ điều trị riêng chứ không nên dùng thuốc quá nhiều.
Ths.Bs Trần Thu Nguyệt - Viện Y học ứng dụng Việt Nam
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Trẻ nhỏ và bệnh thường gặp