Chỉ số khối cơ thể (BMI) sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời.
Chúng ta luôn cần phải biết rõ tình trạng cân nặng của mình để kịp thời kiểm soát và giữ gìn vóc dáng, quan trọng là sức khỏe cho chính bản thân mình.
Có thể bạn không nghĩ rằng bạn có một thân hình lý tưởng. Nhưng bạn có đang thừa cân, béo phì, cần giảm hoặc tăng thêm vài kg? Bằng cách tính toán chỉ số khối cơ thể, bạn có thể tìm ra câu trả lời rằng bạn có được gọi là béo- từ mà chị em rất sợ- hay không.
Chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index- BMI) là chỉ số cơ thể được các bác sĩ và các chuyên gia sức khỏe sử dụng để xác định tình trạng cơ thể của một người nào đó có bị béo phì, thừa cân hay quá gầy hay không. Thông thường, người ta dùng để tính toán mức độ béo phì.
Luôn chú ý đến cân nặng của mình để kịp thời kiểm soát sức khỏe và giữ gìn vóc dáng.
Chỉ số BMI được tính theo công thức:
BMI = Cân nặng / (Chiều cao)² Trong đó: - Cân nặng tính bằng kg - Chiều cao tính bằng m. |
Năm 2000, Cơ quan Khu vực Thái Bình Dương của Tổ chức Y tế Thế giới đã phối hợp với Viện Nghiên cứu Béo phì Quốc tế để đưa ra khuyến nghị về chỉ tiêu phân loại béo phì cho cộng đồng các nước châu Á (IDI & WPRO) như sau:
Như vậy, theo Bảng phân loại dành cho cộng đồng các nước châu Á thì người Việt Nam chúng ta chỉ nên có BMI từ 18,5-22,9. Thông thường đối với các bạn gái trẻ, chỉ số BMI lý tưởng nhất là từ 18,5 - 20. Còn đối với phụ nữ trung niên và người lớn tuổi thì chỉ số BMI lý tưởng là 20 - 22.
Bạn có thể tự đánh giá được chỉ số BMI của bản thân qua bảng thống kê dưới đây:
- Dưới chuẩn: BMI ít hơn 18.5
- Chuẩn: BMI từ 18,5 - 25
- Thừa cân: BMI từ 25-30
- Béo - nên giảm cân: BMI 30 - 40
- Rất béo – cần giảm cân ngay: BMI trên 40
Tuy nhiên, chỉ số BMI không thể tính được lượng chất béo trong cơ thể - yếu tố tiềm ẩn các nguy cơ liên quan đến sức khỏe tương lai. Vì vậy, ngoài việc thường xuyên theo dõi BMI, bạn nên đi khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/ lần để nắm rõ các chỉ số sức khỏe khác trong cơ thể để đảm bảo sức khỏe.
Video hướng dẫn xác định chỉ số BMI: