Khi mua đồ ăn cho con, mẹ cần xem kĩ thành phần ghi trên sản phẩm và tránh những chất độc hại dưới đây.
Những chất dưới đây cực kì phổ biến trong các sản phẩm thức ăn đóng gói, tuy đem lại hương vị và màu sắc hấp dẫn, thu hút trẻ nhỏ nhưng mẹ cần chú ý tránh cho con bởi những nguy cơ tiềm ẩn mà chúng mang lại:
Nhiều hóa chất mang đến hương vị và màu sắc hấp dẫn cho các món ăn đóng gói sẵn, thu hút trẻ nhỏ nhưng lại cực kì có hại. (Ảnh minh họa)
Chất bảo quản (Preservatives)
Rất nhiều đồ ăn sẵn như xúc xích, bimbim, bánh kẹo,... có chứa chất bảo quản trong thành phần để kéo dài thời gian sử dụng. Tuy nhiên, các chất này có tác động cực kì có hại tới sức khỏe cho cơ thể, đặc biệt là nguy cơ gây dị ứng và ung thư.
Chất làm ngọt nhân tạo (Artificial Sweeteners)
Các chất làm ngọt nhân tạo có thể gây ra những triệu chứng như lo lắng, nói lắp, trầm cảm, đau nửa đầu,... Mẹ có thể nhận biết chất này trong các sản phẩm đồ ăn qua chữ ghi trên nhãn mác như kí hiệu E951 hay chữ aspartame, sucralose, acesulfame,...
Các chất làm ngọt nhân tạo có thể được ghi trên sản phẩm dưới những cái tên như kí hiệu E951 hay chữ aspartame, sucralose, acesulfame,... ... (Ảnh minh họa)
Chất béo chuyển hóa (Trans Fat)
Trong các loại chất béo gây hại thì trans fat là loại chất béo nguy hiểm nhất. Các chuyên gia Mỹ ước tính mỗi năm, chất béo chuyển hóa (trans fat) trong thức ăn gây ra ít nhất 30.000 cái chết do ung thư, bệnh Alzheimer, béo phì, tim mạch,... Trans fat có nhiều trong các thực phẩm chế biến sẵn như mỳ ăn liền, bánh kẹo, khoai tây chiên, gà rán… Vì thế, bố mẹ cần cho trẻ nhỏ hạn chế ăn các thực phẩm trên hoặc tránh những sản phẩm có chứa trans fat ghi trên nhãn mác.
Đường si rô bắp cao phân tử (High-Fructose Corn Syrup)
Mặc dù loại đường nào khi hấp thụ với mức quá nhiều đều có hại cho cơ thể nhưng đường si rô bắp cao phân tử (High-Fructose Corn Syrup) có khả năng gây nguy hiểm cao nhất.
Đường si-rô bắp cao phân tử là nguyên liệu là thành phần cực kì phổ biến trong các loại bánh kẹo, nước ngọt, nước uống có ga,... Với ưu điểm là giá thành rẻ, vị ngọt tự nhiên như đường mía, loại đường này rất được các hãng sản xuất đồ ngọt ưa chuộng. Tuy nhiên, Hiệp hội Tim mạch Hoa Kì (The American Heart Association) đã chỉ ra những nguy cơ tiềm ẩn đáng sợ trong loại đường này như gây béo phì, các bệnh về tim mạch, ung thư,... Do đó, khi mua đồ cho bé, bố mẹ cần tránh những món có ghi thành phần High-Fructose Corn Syrup trên nhãn mác.
Hương nhân tạo (Artificial Flavors)
Khi mẹ nhìn thấy một món đồ ăn có ghi chữ Artificial Flavors (Hương nhân tạo) trên nhãn mác, điều đó có nghĩa là món ăn này có thể chứa hàng trăm loại hóa chất khác nhau. Chẳng hạn như với một loại “hương dâu” (để làm cho sản phẩm có mùi như trái dâu tự nhiên), có thể có tới 49 hóa chất nhân tạo ở trong đó. Hầu hết các loại hương nhân tạo này đều tiềm ẩn nguy cơ gây ra những triệu chứng như dị ứng, đau bụng, khó thở,...
Khi mẹ nhìn thấy một món đồ ăn có ghi chữ Artificial Flavors (Hương nhân tạo) trên nhãn mác, điều đó có nghĩa là món ăn này có thể chứa hàng trăm loại hóa chất khác nhau. (Ảnh minh họa)
Kể cả khi không gây ra tác hại ngay lập tức, việc ăn quá nhiều thực phẩm chứa các chất phụ gia nhân tạo cũng được cảnh báo là làm giảm độ nhạy cảm vị giác và giảm sự hoạt động hiệu quả của não bộ ở trẻ.
Màu nhân tạo (Artificial Colors)
Cũng tương tự như hương nhân tạo, màu nhân tạo được dùng để làm cho thức ăn sẵn có màu sắc bắt mắt, hấp dẫn như thức ăn chế biến từ nguyên liệu tự nhiên. Màu nhân tạo được cảnh báo là có thể khiến trẻ bị rối loạn hành vi và tăng nguy cơ mắc chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ.