Bà nội muốn cháu gái thơm má một cái nhưng đã bị con dâu ngăn lại "mẹ không thể làm như vậy" - người con dâu nói.
Niềm vui lớn nhất của người già là được sống hạnh phúc, sum vầy bên con, được thể hiện và nhận tình yêu thương từ các cháu. Tuy nhiên trong xã hội hiện đại có nhiều quan niệm nuôi dạy trẻ cũng như kinh nghiệm của người già từ xưa giờ đã không còn phù hợp với việc dạy dỗ trẻ hiện nay, cần được xem xét và thay đổi.
Con gái của chị Lý là bé Tiểu Ly năm nay 4 tuổi xinh xắn, trắng trẻo, dễ thương và luôn được mọi người trong gia đình coi như công chúa nhỏ. Ông bà, cô dì chú bác và bố mẹ đều rất cưng chiều Tiểu Ly.
Cô bé là đứa cháu đầu tiên trong nhà nên mỗi lần ông bà nội đến chơi đều khéo léo mang thêm cho cháu gái rất nhiều đồ chơi, bánh kẹo để làm quà. Trong một lần đến nhà chơi, bà nội cũng theo thói quen như mọi khi, lấy chiếc kẹo trong túi xách ra để dỗ dành cô bé. Bà tiến lại gần và nói với đứa cháu: "Cháu gái ngoan, hãy thơm bà một cái bà sẽ cho kẹo nào". Khi bà nội vừa dứt lời, chị Lý lập tức đứng lên ngăn lại "Mẹ, mẹ không được làm như vậy. Mẹ đang dạy cháu điều không tốt đâu ạ".
Lúc đó bà nội không hiểu nên có chút tức giận cho rằng con dâu đang gây khó khăn, không cho bà gần gũi cháu nội. Câu nói đó có khác gì đang dạy đứa trẻ hư, không được tình cảm với bà. Thấy mẹ chồng mặt mũi tỏ ra không vui, chị Lý liền giải thích luôn "Ý của con là cách tiếp cận này của mẹ với cháu không phù hợp chút nào, cách làm này có thể sẽ khiến đứa trẻ bị hiểu lầm. Sau này cháu có thể bị người xấu lợi dụng, chúng cũng cầm 1 cây kẹo và dụ dỗ trẻ làm việc xấu. Như vậy có phải là không có lợi cho cháu của bà hay sao?". Người bà nghe xong thì gật gù, càng nghe càng thấm thấy cách dạy con của chị Lý hoàn toàn chính xác.
Quả thực câu nói của bà nội là câu nói phổ biến mà nhiều người thường dùng để dụ dỗ, làm quen, bắt chuyện với trẻ nhưng cũng như bà mẹ đã nói, cách làm này có thể hình thành thói quen xấu của trẻ, khiến trẻ có những suy nghĩ sai lầm.
Vậy cụ thể câu nói này của người lớn sẽ có tác hại như thế nào với trẻ?
Trẻ hình thành thói quen làm hài lòng người khác
Trong cuộc sống có một kiểu người được gọi là “người tốt bụng”, dù họ gặp ai thì cũng sẽ luôn nở nụ cười, không bao giờ từ chối yêu cầu của đối phương. Dù phải chịu đựng rất nhiều áp lực nhưng họ không bao giờ từ chối vì không biết cách thoát khỏi nó.
Trên thực tế, sự phát triển của loại tính cách này có liên quan đến trải nghiệm thời thơ ấu, nếu một đứa trẻ hình thành thói quen làm hài lòng người khác, nó sẽ đặt mình vào vị trí thứ yếu và đặt người khác vào vị trí hàng đầu trong cuộc sống sau này.
Nhận phần thưởng bằng cách làm hài lòng người khác khi còn nhỏ đặc biệt dễ khiến trẻ phát triển thói quen “làm hài lòng người khác”, đồng thời, trong tiềm thức, trẻ sẽ cảm thấy rằng mình sẽ được khen thưởng nếu làm cho người khác vui vẻ. Điều đó không mang lại lợi ích gì cho bản thân mà thay vào đó sẽ tạo thêm áp lực vô tận cho đứa trẻ.
Dễ bị lay động bởi những “món quà nhỏ”
Những "con bài" mặc cả mà người lớn dùng để dụ dỗ trẻ chẳng qua chỉ là những chuyện nhỏ nhặt, nếu trẻ thường xuyên bị thu hút, sau khi ra ngoài rất dễ bị người khác “mê hoặc”, bị lừa.
Những kẻ buôn người thích những đứa trẻ có thể bị thu hút bởi “một chiếc kẹo”, thay vì để trẻ bị người khác dụ dỗ, tốt hơn hết hãy để con nói ra những điều chúng muốn nhất trong lòng và để cha mẹ giúp con.
Điều đáng sợ hơn là thói quen này sẽ tiếp tục cho đến khi trẻ lớn lên, nhiều trẻ khi còn nhỏ rất thích lợi dụng những điều nhỏ nhặt, lớn lên chúng vẫn bị thu hút bởi những thứ khác, từ đó có thể làm tổn thương chính bản thân mình.
Chính vì thế, có thể thấy, giáo dục ngay từ khi còn nhỏ có ý nghĩa quyết định đối với sự trưởng thành của một đứa trẻ. Vì vậy cha mẹ cũng nên sát sao trong quá trình giáo dục con cái.