Cháu bị táo bón lâu ngày, bà kiên quyết đòi trị mẹo, kết quả đứa bé nhập viện

Ngày 27/07/2018 11:26 AM (GMT+7)

Trẻ nhỏ bị táo bón cần thay đổi chế độ ăn uống, thậm chí là nhận tư vấn từ bác sĩ chứ không nên tự ý điều trị bằng những biện pháp thiếu an toàn.

Xiaofang - một bà mẹ trẻ ở Trung Quốc có con trai 1 tuổi nhưng thường xuyên phải đi làm nên đành nhờ bà ngoại ở nhà chăm lo việc ăn uống cho cháu. Vào một ngày cuối tuần, Xiaofang được nghỉ nên ở nhà với con nhưng phát hiện con bị táo bón, khó đi ngoài nên đã hỏi mẹ.

Người bà lúc này mới thông báo rằng cậu bé đã 3 ngày không đi ngoài. Xiaofang bàn với mẹ là đưa con đi gặp bác sĩ để được tư vấn nhưng bà ngoại cho rằng không cần, bà đã có cách chữa táo bón cho cháu theo quan niệm xưa được truyền lại.

Cháu bị táo bón lâu ngày, bà kiên quyết đòi trị mẹo, kết quả đứa bé nhập viện - 1

Mặc dù chị Xiaofang đã nói là đưa con đi khám bác sĩ nhưng bà ngoại nói không cần. 

Bà ngoại liền chạy vào nhà tắm lấy một bánh xà phòng chà vào hậu môn. 1 giờ sau đó, bé trai liền đi vệ sinh ngay, dễ dàng hơn. Những ngày sau đó, người bà tiếp tục dùng xà phòng bánh để trị cho cháu. Thấy có kết quả nên chị Xiaofang cũng không ý kiến gì. 

Cháu bị táo bón lâu ngày, bà kiên quyết đòi trị mẹo, kết quả đứa bé nhập viện - 2

Bà ngoại cho rằng xà phòng sẽ giúp bé đi ngoài dễ hơn.

Cháu bị táo bón lâu ngày, bà kiên quyết đòi trị mẹo, kết quả đứa bé nhập viện - 3

Tuy nhiên, sau 1 tháng, con trai chị Xiaofang bị phụ thuộc vào xà phòng.

Tuy nhiên, khoảng một tháng sau thấy con có những biểu hiện lạ quấy khóc, thậm chí không đi cầu nếu không có xà phòng. Chị Xiaofang liền đưa con đến bệnh viện để kiểm tra thì lúc này các bác sĩ thông báo sai lầm trong cách chữa bệnh cổ hủ của bà là dùng xà phòng khiến hậu môn bé kích ứng, đường ruột có cặn xà phòng, xuất hiện đốm xanh nhỏ ở ruột. Vì không có chất nhờn đẩy phân ra ngoài càng làm tình trạng táo bón nặng lên.

Bác sĩ cũng cho biết thêm, trẻ nhỏ bị táo bón có thể điều trị bằng phương pháp ăn uống nhiều thực phẩm giúp trẻ dễ đi tiêu như khoai lang, rau xanh, uống nhiều nước,... chứ không nên sử dụng các phương pháp cổ hủ, lạc hậu ngày xưa có thể gây hại cho trẻ.

Theo PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng - Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, độ tuổi trẻ dễ mắc táo bón thường là 3 - 7 tuổi. Cá biệt có trẻ đến 10 tuổi vẫn bị táo bón. Thường thì bé gái hay bị tao bón hơn bé trai.

Chữa trị táo bón cho trẻ phải kết hợp nhiều yếu tố, trong đó có thay đổi chế độ ăn nhiều nước, chất xơ, nhưng nếu chỉ có vậy vẫn không đủ vì nhiều trẻ dù đã ăn như thế, hàng ngày vẫn táo bón. Quan trọng hơn, cha mẹ phải rèn luyện, tạo phản xạ cho trẻ đi vệ sinh”- PGS.TS Nguyễn Tiến Dung nói

Thông thường, khi trẻ có nhu cầu đi vệ sinh phải cho trẻ đi ngay, cố gắng luyện vào một giờ nhất định. Tùy theo điều kiện từng nhà sẽ luyện đi vào buổi sáng hay vào buổi tối. Thường vào buổi sáng trẻ sẽ dễ đi vệ sinh hơn. Điều quan trọng nhất là tuyệt đối tránh việc tạo áp lực cho trẻ. Trẻ cần được khuyến khích, động viên việc đi vệ sinh hàng ngày, đúng nơi, đúng giờ giấc.

Theo Sức khỏe và Đời sống

Ra sức chữa táo bón cho con, bố mẹ tá hỏa khi biết con mắc căn bệnh nguy hiểm này
Vừa qua, Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố vừa tiếp nhận và can thiệp cho một trường hợp bị táo bón suốt 5 năm qua. Sau khi thăm khám, bác sĩ chẩn đoán...
Chi Chi (Dịch từ Sina)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Táo bón