Dịch đau mắt đỏ đang bắt đầu “vào mùa”, mẹ hãy bỏ túi những mẹo nhỏ giúp phòng và trị đau mắt đỏ cho trẻ.
Đến hẹn lại lên, cứ sau mùa tựu trường, dịch đau mắt đỏ lại bắt đầu “tái xuất”. Theo bác sĩ Hoàng Cương, khoa khám bệnh, Bệnh viện Mắt Trung ương, số lượng bệnh nhân đến khám vì đau mắt đỏ gần đây tăng mạnh, chiếm khoảng 25-40% tổng số bệnh nhân, trong đó có rất nhiều bệnh nhân là trẻ em.
Để phòng tránh dịch đau mắt đỏ tràn lan, mẹ hãy “bỏ túi” những mẹo nhỏ này:
- Thường xuyên đảm bảo vệ sinh cá nhân, rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi tiếp xúc với mắt bé.
- Cho con dùng riêng khăn, gối, chậu rửa mặt; giặt sạch khăn mặt bằng xà phòng và nước sạch, phơi khăn ngoài nắng hàng ngày.
- Nhỏ mắt cho bé hàng ngày bằng ước muối sinh lý (nước muối 0,9%), ngày ít nhất 3 lần vào các buổi sáng, trưa, tối; không dùng chung thuốc nhỏ mắt với cha mẹ.
- Hạn chế đưa con ến những nơi đông người đặc biệt là những nơi có nhiều mầm bệnh như bệnh viện…
- Mỗi ngày đón con tại nhà trẻ, luôn hỏi con về tình hình sức khoẻ của con trong ngày, đặc biệt quan tâm các dấu hiệu như mắt có nhiều gỉ không, tròng mắt có đỏ, thân nhiệt…
- Khi ở lớp có bạn bị đau mắt đỏ, hãy cho con nghỉ ở nhà một thời gian.
Dịch đau mắt đỏ đang bắt đầu “vào mùa”, mẹ hãy bỏ túi những mẹo nhỏ giúp phòng và trị đau mắt đỏ cho trẻ. (ảnh minh hoạ)
Kinh nghiệm chữa đau mắt đỏ nhanh khỏi:
Khi thấy con mới chớm có dấu hiệu đau mắt đỏ, mẹ nên:
- Giặt sạch, phơi nắng một loại khăn xô, gối, chăn, vải trải giường của bé.
- Chuẩn bị 3 loại khăn lau mắt, lau tay, lau người dùng riêng không lẫn lộn
- Khi trẻ bị đau mắt, thông thường sẽ bị một bên mắt trước, bố mẹ và người nhà cần chăm sóc trẻ thật cẩn thận, để tránh nhiễm bệnh cho mắt còn lại.
- Nếu bé đang đi học, ngay lập tức xin phép nghỉ học cho con để tránh lây nhiễm chéo. Đồng thời tránh khói bụi ngoài đường khi di chuyển tiếp xúc với mắt bé.
- Mua bông gòn và nước muối sinh lý. Cho trẻ nằm nghiêng một bên, nhỏ mắt rồi dùng gạc y tế lau ngay dử và nước mắt chảy ra. Chú ý rửa mắt cho con nhiều lần trong ngày để tránh gỉ mắt mọc dầy, cộm gây ngứa ngáy cho bé. Lau xong vứt bỏ bông gòn, không sử dụng lại.
- Nên lấy gỉ mắt cho con ngay lúc ướt, tránh để khô, khi lấy ghèn mắt sẽ gây đau đớn cho con.
- Trước và sau khi vệ sinh mắt, nhỏ mắt, mẹ cần rửa tay thật sạch bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.
- Tăng cường cho bé uống nước cam, ăn sữa chua để tăng sức đề kháng.
- Hạn chế không có con xem tivi, ipad, iphone, điện thoại, máy tính, sách truyện…
- Tuyệt đối không chữa mẹo bằng lá trầu hay xông hơi…
Sau 1,2 ngày nếu không khỏi, mẹ cần đưa bé đến bệnh viện khám. Khi đi, lưu ý đeo kính đen cho bé để tránh lây bệnh ngay trong viện.