Các nhà tâm lý học người Pháp sau nhiều năm nghiên cứu đã đúc kết lại 3 dấu hiệu nhận biết một đứa trẻ có tiềm năng hay tố chất của một thần đồng.
Đôi lúc cha mẹ sẽ cảm thấy con mình thật ngu ngốc hoặc thông minh ở một số trường hợp. Thật nguy hiểm khi đánh giá trẻ em thông minh chỉ dựa trên một vài biểu hiện cụ thể.
Trong một cuốn sách có tựa đề “Những đứa trẻ có năng khiếu đều liên quan tới thiên tài” của một tác giả Trung Quốc, đã chỉ ra “thiên tài” là một từ hoang đường, định nghĩa về nó quá mơ hồ không chính xác hoàn toàn. Trong thế giới học thuật, người ta thường sử dụng cụm từ “những đứa trẻ có năng khiếu” khi nói về một đứa trẻ có năng lực vượt trội.
Trẻ em có năng khiếu được ví như vịt con xấu xí bị bỏ rơi
Trên thực tế, IQ cao trên 130 chỉ là 1 trong những đặc điểm khi nói về trẻ có năng khiếu. Quan trọng hơn, những đứa trẻ có năng khiếu thường biểu hiện cảm xúc và suy nghĩ một cách đặc biệt.
Chúng ta thường quan niệm sai lầm là những đứa trẻ thiên tài thường có bộ não vượt trội, có thể học tốt mà không cần nỗ lực nhiều. Do đó, chúng thường được giáo viên và cha mẹ đặc biệt quan tâm. Những đứa trẻ này luôn gánh trên vai những áp lực rất lớn.
Trên thực tế, câu chuyện cổ tích "Vịt con xấu xí" là một bức chân dung thực sự của những đứa trẻ có năng khiếu.
Vịt con xấu xí bị mẹ, anh chị em của mình từ chối vì ngoại hình khác thường, đến nỗi phải rời khỏi gia đình để sống một mình. Nó nghĩ rằng mình là một con vịt, nhưng không con vịt nào nghĩ nó giống như vậy. Sau khi gặp vô số nguy hiểm và khó khăn, vịt con xấu xí đã lột xác trở thành một con thiên nga xinh đẹp.
Nếu không thể nhận ra tài năng của những đứa trẻ có năng khiếu, bạn sẽ coi chúng như một con vịt xấu xí và vô tình đẩy chúng sống một cuộc đời khổ sở. Do đó, để tránh bị hiểu lầm, không biến tài năng thành thứ dị biệt mà làm thui chột đi tiềm năng bên trong, là cha mẹ cần phải tinh ý nhận ra những dấu hiệu này của con mình:
1. Quá nhạy cảm
Sự nhạy cảm của trẻ có năng khiếu trước hết được thể hiện qua sự nhạy cảm của các giác quan.
Leo, 5 tuổi, ngồi trên rạn san hô với bố mẹ và một vài người khác
Leo bất ngờ nói: "Chú nên đi dép vào"
Người chú ngạc nhiên: "Tại sao? Mọi người đều đi chân đất, tại sao con chỉ nhắc nhở mỗi chú?"
Leo giải thích: "Bàn chân của chú có thể bị đau, giống như lần trước."
Hóa ra 3 năm trước, tại cùng một địa điểm, người chú này đã bị thương bởi một rạn san hô. Leo cũng có mặt vào thời điểm đó. Mặc dù chỉ mới 2 tuổi nhưng cậu bé là người duy nhất quan sát sâu sắc và ghi nhớ vấn đề này.
Ngoài ra, trẻ có năng khiếu có có thính giác, xúc giác rất nhạy. Nếu cha mẹ và giáo viên không hiểu điều này, có thể trong một số trường hợp trẻ sẽ bị la mắng. Điều này có thể khiến trẻ cảm thấy không còn muốn giao tiếp với mọi người nữa. Nghiêm trọng hơn, chúng có thể trở nên bạo lực do sự thất vọng, oán giận tích tụ lại.
Những đứa trẻ có năng khiếu rất thông minh, nhưng cũng rất nhạy cảm, thường sợ những thứ như phù thủy, quái vật…
2. Công lý và đồng cảm
Trẻ em có năng khiếu thường thể hiện ý thức mạnh mẽ về sự công bằng và sự đồng cảm tuyệt vời.
Giáo viên chỉ trích Julian và Alex nói chuyện với nhau.
Mary 7 tuổi nói với giáo viên: "Không phải Alex nói chuyện với Yulian!"
Giáo viên khuyên cô bé không nên nói những thứ không liên quan tới mình, nhưng Mary vẫn khăng khăng: “Con chắc chắn là cô đã nói sai, mặc dù giọng của 2 bạn ấy có vẻ giống”.
Kết quả là, giáo viên đã mời cha mẹ của Mary đến và chỉ trích không thương tiếc Mary vì đã không tôn trọng giáo viên.
Những đứa trẻ nhận thức được cái đúng cái sai, dám đứng lên bảo vệ sự thật là những đứa trẻ khác biệt vượt trội so với bạn bè đồng trang lứa. Đây vừa là một tin vui nhưng cũng là tin buồn vì có thể khiến trẻ cảm thấy lạc lõng trước những người bạn bình thường.
3. Trả lời câu hỏi
Đôi khi nói chuyện với trẻ có năng khiếu rất khó khăn. Trong mắt người bình thường, rõ ràng có sự mơ hồ giữa những đứa trẻ có năng khiếu.
Trong một bài kiểm tra trí thông minh, một đứa trẻ 13 tuổi có năng khiếu trả lời: "Em không biết."
Cô giáo nói: “Sắt tiếp xúc với nước sẽ bị gỉ, đây là một quá trình oxy hóa. Vậy em không biết cái gì?”
Trẻ có năng khiếu trả lời: “Em không biết làm thế nào để giải thích quá trình oxy hóa theo các phản ứng hóa học được”.
Trong mắt những người bình thường, câu trả lời cho câu hỏi này rất rõ ràng, đó là "quá trình oxy hóa". Nhưng đối với trẻ em có năng khiếu, "oxy hóa" là điều ai cũng biết, vì vậy đó không phải là câu trả lời.
Từ đó, chúng ta có thể thấy một số đặc điểm về hiểu biết ngôn ngữ của trẻ em có năng khiếu. Trước hết, mặc dù cùng một từ được sử dụng, đối với trẻ có năng khiếu, ý nghĩa của mỗi từ là khác nhau.
Ngoài ra, trẻ có năng khiếu đặc biệt bị ám ảnh bởi nghĩa đen của từ và có thể không quan tâm đến những tuyên bố không chính xác của người khác. Đó cũng là yêu cầu cực kỳ cao về độ chính xác về định nghĩa thứ gì đó.
Trẻ có năng khiếu có thể được công nhận là học sinh thông minh nhất trong lớp. Nhưng trong một số trường hợp, người lớn không tin là bản thân họ lại không biết điều đó và họ nghĩ rằng những đứa trẻ này thật thô lỗ và dám thách thức người lớn.