Quá bực bội, cô Zhang đã chụp lại bức ảnh cậu bé đang ngủ quên trong lớp và gửi ảnh đó vào hội nhóm có các bậc phụ huynh. Cô giáo không ngần ngại nhắn gửi luôn tới cha của bé rằng: “Tôi hy vọng bố mẹ có thể về nhà và giáo dục lại Kun Kun”.
Có một thực tế là, ngày nay, học sinh ngay từ các lớp học dưới đã phải chịu một áp lực rất lớn về thành tích. Phụ huynh nào cũng kỳ vọng con cái mình giỏi giang ngay từ những ngày đầu đi học. Bởi thế, bé không những phải học căng thẳng trên lớp mà còn phải mệt mỏi khi làm bài tập về nhà để đáp ứng được những mong mỏi của thầy cô và bố mẹ.
Tuy nhiên, không phải gia đình nào cũng đạt áp lực thành tích lên bé. Thật may mắn là ngày càng nhiều cha mẹ nhận thức rằng sự vui vẻ, hồn nhiên của trẻ mới là điều quan trọng nhất chứ không phải một bảng điểm xuất sắc.
Kun Kun là một cậu bé sôi nổi và đáng yêu. Cậu bé ngoan ngoãn nhưng thành tích học tập thì tầm trung. Bố mẹ của Kun Kun không nghiêm khắc với con. Người bố từng tâm sự: “Tôi cảm thấy trẻ chỉ cần có ý thức học tập là được, không cần phải đòi hỏi bé giỏi xuất chúng”.
Thế nhưng cậu bé vẫn bị một gánh nặng đè nén đến từ cô giáo. Giáo viên của em thích học sinh phải đạt thành tích cao để lớp học sẽ có tiếng tăm hơn trong trường. Những đứa trẻ học giỏi sẽ được cô quý mến và để tâm. Còn với Kun Kun, một cậu bé bình thường nên cô giáo không mấy chú trọng.
Ngày nay, học sinh ngay từ các lớp học dưới đã phải chịu một áp lực rất lớn về thành tích. Phụ huynh nào cũng kỳ vọng con cái mình giỏi giang ngay từ những ngày đầu đi học. (Ảnh minh họa)
Vào một hôm, cô giáo Zhang của Kun Kun tới lớp và phát hiện ra cậu học trò nhỏ của mình đang ngủ say sưa bên dưới. Cô Zhang đã rất tức giận. Cô cảm thấy cậu bé đang không coi trọng bài giảng của mình và thái độ như thế là không được.
Quá bực bội, cô Zhang đã chụp lại bức ảnh cậu bé đang ngủ quên trong lớp và gửi ảnh đó vào hội nhóm có các bậc phụ huynh. Cô giáo không ngần ngại nhắn gửi luôn tới cha của bé rằng: “Tôi hy vọng bố mẹ có thể về nhà và giáo dục lại Kun Kun”.
Thật bất ngờ, ngay sau đó, cha của Kun Kun đã trả lời:
“Cô giáo Zhang! Có lẽ cô cần phải giải thích về vấn đề này. Tối qua, chính cô đã yêu cầu Kun Kun phải chép lại bài đã làm sai tới 20 lần. Con tôi đã ngồi chép lại nó tới… 2h sáng. Thằng bé khăng khăng phải làm cho xong vì cô đã ra điều kiện phạt nếu không làm đúng.
Chính vì vậy mà hôm nay nó sẽ rất mệt mỏi. Tôi hi vọng rằng, cô nên xem lại cách giải quyết vấn đề làm bài tập về nhà từ những ngày sau. Thực chất, Kun Kun mới chỉ là cậu học sinh lớp 3. Con phải thức đêm để làm bài cô giao lẽ tất nhiên sẽ ảnh hưởng tới ngày học tiếp theo”.
Ngay sau ý kiến phản pháo của bố Kun Kun đưa ra, rất nhiều phụ huynh đã đồng tình với quan điểm này còn cô giáo thì "ngượng chín mặt". Các ông bố nói rằng thấy con mình đã phải quá vất vả tối qua để làm bài tập. Việc bắt trẻ chép những nội dung bài giống nhau như một hình phạt không phải là phương pháp khoa học. Học tập như vậy vừa không đạt hiệu quả mong muốn của giáo viên, ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ mà làm chậm trễ khả năng tiếp thu cái mới của trẻ vào ngày hôm sau. Đây là một phương pháp học tập sai lầm.
Bắt trẻ phải làm bài đến khuya không phải là một phương pháp giáo dục khoa học (Ảnh minh họa)
Trước thực tế rất nhiều bạn trẻ dù mới chỉ học cấp 1 nhưng đã phải gánh một lượng bài tập khổng lồ khi về nhà, cần phải có sự thay đổi trong tư duy của các giáo viên và cả chính phụ huynh. Bài tập về nhà nên vừa phải, phù hợp với nhịp sinh học của trẻ, không quá khó để đánh đố trẻ, cũng không nên có hình thức phạt quá nặng nề nếu trẻ không hoàn thành vì nó vô tình khiến trẻ ngồi vào bàn học với tâm trạng sợ hãi.
Hãy xác định rằng, trường học mới là nơi chính để trẻ tiếp thu kiến thức mới. Trẻ cần có nguồn năng lượng cả về thể chất lẫn tinh thần để hào hứng tiếp nhận những điều mới mẻ hơn.