Chỉ vừa mới trở về nhà từ trường của con gái, anh Eduard Gak và chị Alina Gak đã nhận được thông báo từ phía cô giáo nói rằng con gái ngừng thở.
Đó quả thực là giây phút mà có lẽ cả đời cặp vợ chồng người Ukraine sẽ không thể nào quên được. Họ đau đớn mất đi đứa con xinh xắn, đáng yêu khi mới chỉ vừa rời bé 1h đồng hồ.
Theo chia sẻ từ phía truyền thông Ukraine, vụ việc xảy ra vào hôm 29/5 vừa qua. Cô bé đáng thương có tên Olesya Gak, 18 tháng tuổi. Ngày hôm đó, bé được cha mẹ đưa tới một nhà trẻ tư nhân tại Zaporizhia, phía đông nam Ukraine. Hôm đó cũng là ngày đầu tiên bé đi học.
Vợ chồng anh Eduard Gak chia tay con vào lớp rồi trở về nhà mà không biết rằng chuyện chẳng lành sắp đến với con gái. Cô bé Olesya Gak giành giật đồ chơi với bạn trong lúc chơi nhưng không được nên khóc dữ dội tới mức nôn ói.
Cái chết của cô bé Olesya Gak gây chấn động tại địa phương.
Cô giáo Iryna thấy thế liền đưa bé vào giường nằm để trấn tĩnh lại và cũng không hề gọi xe cứu thương sau đó. Iryna không biết rằng hành động sơ cứu sai cách của mình khi trẻ bị nôn đã khiến bé 18 tháng tắt thở.
"Olesya Gak là một đứa trẻ rất hiếu động, vợ chồng tôi mong muốn con được đi học để giao lưu với các bạn đồng lứa. Thế nhưng ngày hôm đó, chỉ 1 giờ sau khi đưa con bé đi học, cô giáo của con gọi điện thông báo Olesya Gak đã tắt thở. Khi tôi tới trường thì con bé nằm trên giường, cơ thể hầu như không còn hơi ấm nào. Tôi đã cố gắng hô hấp nhân tạo cho con nhưng không được" - anh Eduard Gak, bố của bé, đau lòng kể lại.
Chi tiết cô giáo Iryna khai nhận đã đưa bé nằm lên giường sau khi nôn mửa khiến bố mẹ Olesya Gak vô cùng tức giận. "Tôi không hiểu tại sao cô Iryna lại đưa con gái tôi lên giường nằm trong khi con bé đang bị nôn. Cô ấy không biết rằng hành động đó có thể khiến trẻ bị sặc sao? Thậm chí cô ấy còn không gọi xe cấp cứu khi con bé nguy kịch".
Vợ chồng anh Eduard Gak và chị Alina Gak quá đau lòng trước sự ra đi của con gái.
Ngay sau khi vụ việc được thông báo, nhiều phụ huynh khác đã vội vã đến trường đón con về. Và khi các em học sinh đã về hết, cô giáo Iryna mới gọi xe cứu thương nhưng nhân viên y tế tuyên bố, cô bé xấu số đã qua đời. Kết quả khám nghiệm tử thi cũng cho thấy, bé Olesya Gak bị ngạt thở do đang nôn mà lại nằm, điều này khiến cho thức ăn bị chặn ở đường thở.
Theo chia sẻ từ những người hàng xóm, vị bảo mẫu Iryna lâu này được biết đến là người nóng tính, thường xuyên la mắng khiến các bé khóc. Thế nhưng không hiểu sao nhiều năm qua vẫn có rất nhiều bậc cha mẹ tin tưởng gửi con. Hậu quả đau lòng đã tới chính là cái chết thương tâm của đứa trẻ mới 18 tháng tuổi.
Biện pháp xử lý khi trẻ nôn trớ: - Ngay khi trẻ nôn trớ, mẹ phải nghiêng đầu trẻ sang một bên để trẻ không bị sặc chất nôn, rồi nhanh chóng làm sạch chất nôn trong miệng, họng và mũi trẻ (miệng trước, mũi sau), bằng cách hút hoặc quấn khăn gạc vào ngón tay thấm hết chất nôn trong mồm và họng trẻ. - Tuyệt đối tránh bế xốc trẻ lên khi đang nôn trớ vì sẽ làm tăng nguy cơ trào dịch ói vào phổi. - Nếu trẻ bị trớ khi ngủ, đặt trẻ nằm yên, cần kê cao đầu, đồng thời luôn để thân mình phía trên cao hơn phía dưới để tránh hiện tượng trào ngược. Nếu trẻ bị ọc sữa nhiều, nên cho nằm nghiêng sang một bên để không bị hít chất nôn vào phổi, không nên cho trẻ uống sữa ngay say khi nôn ói. Lau mặt miệng cho trẻ, thay áo, súc miệng để tránh mùi khó chịu do chất nôn gây ra. - Khi bé ngừng nôn trớ, hãy cho uống một lượng nhỏ nước lọc hoặc nước điện giải sau mỗi 30 phút đến 1 tiếng. Nếu trẻ tiếp tục nôn thì cần cho uống luân phiên 50ml nước oserol/ 50ml nước đường sau mỗi 30 phút. - Nếu trẻ trên 2 tuổi, mẹ có thể pha nước gừng ấm và cho trẻ uống từng chút một. Gừng có tác dụng tốt cho dạ dày, đường ruột và giảm triệu chứng buồn nôn. - Sau khoảng 12 tiếng, khi bé không còn nôn trớ, mẹ có thể cho bé ăn uống như bình thường. Hãy bắt đầu với các loại thực phẩm dễ tiêu hóa, uống nhiều nước. Có thể cho trẻ ăn cháo loãng, uống sữa, ăn sữa chua và tuyệt đối tránh đồ uống lạnh. - Cho bé đi ngủ, tránh đùa nghịch để hạn chế thức ăn trào ngược ra ngoài. |