Vụ việc em bé mới 14 tháng tuổi nhập viện trong tình trạng nguy kịch vì bị người giúp việc 23 tuổi lạm dụng khiến cho ai cũng bất bình.
Chia sẻ từ Astro Awani, cô bé 14 tháng tuổi ở Kuching, Malaysia đã bị bạo hành đến mức bất tỉnh và được nhập viện tại Bệnh viện Đa khoa Sarawak (SGH) vào thứ 5, ngày 25/10.
Theo đó, vì phải tập trung cho công việc nên người mẹ trẻ (17 tuổi) đã phải giao con cho người giúp việc 23 tuổi trông giữ từ 8h sáng đến 22h30 đêm mỗi ngày. Tuy nhiên, vào hôm xảy ra sự việc, người mẹ bỗng nhận được tin nhắn của người giúp việc thông báo con mình gào khóc và nhợt nhạt dần. Trở về nhà ngay tức khắc, người mẹ bàng hoàng khi thấy con bất tỉnh nên lập tức đưa vào bệnh viện.
Ảnh minh họa
Đứa trẻ được xác định nguy kịch vì bị bỏ đói trong gần 3 tuần, bị co giật và nhiễm trùng phổi. Ngoài ra, trên đầu bé còn xuất hiện những vết bầm tím.
"Sau khi điều tra, người giúp việc đã thú nhận rằng 2 lần dùng chai sữa đánh vào đầu bé vì đứa trẻ khóc lớn. Chị ta thậm chí còn dùng tay để đánh trực tiếp vào người bé", giám đốc cảnh sát quận Padawan, Supt Aidil Bolhassan cho biết.
Điều đặc biệt, nguyên nhân chính khiến người giúp việc có những hành vi tàn độc đó là do cô ta tức giận vì không được trả tiền lương đúng hạn. Lời khai của người giúp việc không những khiến bà mẹ 17 tuổi sốc mà tất cả mọi người đều vô cùng bàng hoàng. Hiện tại, người giúp việc này đã bị bắt và đang chờ quyết định của tòa án.
Nếu thấy những dấu hiệu dưới đây, rất có thể mẹ sẽ phải cân nhắc chuyện thay đổi người giúp việc chăm con: 1. Người giúp việc luôn bẩn, lôi thôi Nếu người giúp việc không thể duy trì được môi trường hoặc sự sạch sẽ của bản thân, thì khó lòng là người chu đáo cẩn thận, lo lắng được cho trẻ sạch sẽ. Hơn thế nữa, việc người giúp việc kém vệ sinh tiếp xúc với trẻ sẽ mang lại nhiều nguy cơ lây bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe của con 2. Người giúp việc có quan điểm cứng nhắc Người giúp việc không thể cứ tỏ ra biết cách chăm sóc trẻ mà bỏ qua những yêu cầu của cha mẹ bé. Cha mẹ và người giúp việc cùng chăm sóc bé và rõ ràng, bạn không thể tiếp tục hợp tác và phối hợp tốt trong việc chăm con nếu như không chung quan điểm. 3. Con bắt đầu nói những ngôn từ xấu Khi trẻ bắt đầu nói một số từ không đứng đắn, hoặc có hành vi không thích hợp mà cha mẹ không hề như vậy, rất có thể con đã “học” được từ người giúp việc. 4. Người giúp việc nói quá nhiều Một người thích nói, hay nói thì sẽ luôn tìm cách để nói chuyện, “buôn” với những người hàng xóm, hoặc trò chuyện điện thoại cả ngày. Nếu người trông trẻ nói cả ngày, họ đương nhiên không thể tập trung vào đứa trẻ và đảm bảo rằng có thể phản ứng kịp trong trường hợp khẩn cấp. 5. Không cung cấp được giấy khám sức khỏe Để đảm bảo sức khỏe của bé, cha mẹ nên đưa người giúp việc đi khám hoặc yêu cầu giấy khám, bao gồm cả xét nghiệm máu để phòng cách bệnh dễ lây lan cũng như bệnh lậu, giang mai, HPV hay bệnh lay truyền qua đường tình dục khác. Nếu người giúp việc từ chối đi khám hoặc không cung cấp được giấy khám sức khỏe, mẹ nên suy nghĩ lại. 6. Con thường xuyên gặp phải những chấn thương, vết ngã, xước, bầm tím nhỏ Chưa cần nghĩ đến chuyện trẻ bị bạo hành, riêng việc con thường xuyên bị chấn thương cũng đồng nghĩa với việc người trông trẻ này không theo dõi sát sao các hoạt động của con, nhiều khi lơ là và để con tự phải chơi một mình. 7. Con không vui khi thấy người giúp việc Trẻ em thường rất nhạy cảm và không thể giấu được cảm xúc. Nếu ban đầu tiếp xúc với người giúp việc, bé có biểu hiện quấy khóc thì có thể là do chưa quen. Vậy nhưng nếu sau một thời gian dài, con vẫn không thay đổi thái độ, mẹ cần phải cân nhắc lại. Có thể người giúp việc đó vẫn chăm sóc trẻ tốt và có kỹ năng, nhưng việc trẻ sơ sinh không thấy thoải mái có thể gây ra những căng thẳng tâm lý cho cả hai bên. Bạo hành từ đó cũng xảy ra. |