Quá đau buồn vì sự ra đi của chồng, Bai Jie trầm uất cùng cực, hàng ngày ôm con gái 7 tuổi trong lòng mà chẳng hề quan tâm đến cảm xúc của đứa con.
Bai Jie, 29 tuổi là một người phụ nữ tự lập từ nhỏ sống ở tỉnh Giang Tây, Trung Quốc. Cô có một tuổi thơ không mấy êm đềm khi ba mẹ ly hôn năm cô 6 tuổi, mẹ đi bước nữa một năm sau đó. Sống cùng mẹ và dượng, Ba Jie không được quan tâm đầy đủ, cô chỉ mong sớm được thoát ra khỏi gia đình bất hạnh đó để tìm hạnh phúc riêng.
Ba Jie đỗ đại học, lên thành phố học và đi làm. Cô gặp Wang Liang và nhanh chóng kết hôn sau đó. Họ hạnh phúc với tình yêu ngọt ngào, càng viên mãn hơn khi con cái Xiao Xiao ra đời. Tưởng rằng may mắn đã đến với người phụ nữ tội nghiệp khi tìm được hạnh phúc thực sự nhưng...
Năm con gái Xiao Xiao lên 5 tuổi, Wang Liang qua đời sau khi lâm bệnh nặng. Quá đau buồn với cái chết của chồng, Bai Jie trầm uất, hoảng loạn nhiều tháng trời. Hàng ngày đối mặt với những câu hỏi của con gái "Bố đi đâu hả mẹ? Bao giờ bố về với con?" khiến Bai Jie không thể nào thoát ra được nỗi đau mất mát.
Wang Liang ra đi khi con gái mới 5 tuổi. Ảnh minh họa
Cô ngủ cùng con gái mỗi đêm, nhưng dường như tâm hồn của Bai Jie đã đi theo người chồng quá cố. Người mẹ đơn thân và đứa con gái nhỏ sống trong nỗi đau dằn vặt gần 2 năm trời, cho đến khi một sự kiện xảy ra khiến Bai Jie choàng tỉnh.
Trong một đêm ngủ cùng con gái, Xiao Xiao lại hỏi mẹ câu hỏi quen thuộc "Bao giờ bố đi công tác về hả mẹ?", Bai Jie chai sạn cảm xúc nhưng trái tim cô nhẫn nại trước những lời ngây ngô của con trẻ. Cô đáp "Con ngủ đi, mấy hôm nữa là bố về" rồi cuộn mình nằm co xuống giường, trái tim thổn thức.
Bai Jie nhanh chóng chìm vào giấc ngủ, đến khi choàng tỉnh cô không thấy Xiao Xiao trên giường, hốt hoảng tìm kiếm. Hóa ra, Xiao Xiao chui xuống gầm giường để tự do với khoảng trời riêng của mình.
Xiao Xiao thích chui xuống gầm giường vì nơi đó có "khoảng trời bình yên" bố để lại. Ảnh minh họa
2 năm qua, Bai Jie đau buồn đến mức chẳng để ý rằng con gái rất thích chui xuống gầm giường, mỗi khi chui ra Xiao Xiao lại hân hoan, ánh mắt lấp lánh. Nhìn xuống gầm giường cô khóc òa vì phát hiện "khoảng trời riêng bé nhỏ" chồng để lại cho con trước khi qua đời.
Không chỉ có nhiều đồ chơi, búp bê mà còn có cả một tấm ảnh Wang Liang ôm con gái tươi cười cùng dòng chữ "Con gái của bố! Bố đã đi rất xa, xa lắm không biết bao giờ sẽ trở về. Nhưng con hãy cười mỗi ngày thì bố sẽ về nhà sớm. Con đừng nói điều này với mẹ, đây là bí mật riêng của chúng ta!".
Đó là lý do vì sao bấy lâu nay, Xiao Xiao không cho Bai Jie dọn dẹp phòng cô bé và tự mình làm điều đó. Tôn trọng con lại đau buồn mất mát, Bai Jie vô tâm đã không nhận ra bấy lâu nay: Mẹ trầm uất đau đớn nhưng con gái vẫn tươi cười hy vọng mỗi khi nghĩ về bố.
2 năm qua, Bai Jie đã chìm vào đau đớn mà quên đi điều quan trọng của cuộc đời mình
Bai Jie sực tỉnh vì 2 năm qua đã bỏ qua nhiều mốc quan trọng trong cuộc đời con vì quá nhớ thương chồng. Bai Jie hiểu rằng, bản thân chồng cô cũng không muốn cô đau đớn mãi, luôn muốn cô nghĩ về anh với những kỷ niệm tốt đẹp của cả hai. Lòng cô tự hứa, từ giờ cô sẽ cùng con sống trong những kỷ niệm đẹp về chồng, thoát ra khỏi sự đau đớn tột cùng để nuôi dạy con tốt.
Câu chuyện thiêng liêng được Bai Jie chia sẻ lên Weibo không chỉ lấy đi nước mắt của nhiều người mà còn khiến họ rút ra được nhiều bài học về cách dạy con đối diện với nỗi đau thương, mất mát trong gia đình.
Đối với những đứa trẻ, tâm hồn của chúng còn quá non nớt để đối diện được với sự ra đi của người thân, Thế nhưng, những người còn lại cũng nên thể hiện đúng cảm xúc của mình trước mặt con trẻ.
Nhiều bậc cha mẹ cố tình che giấu và không muốn con cái họ biết sự thật rằng người thân yêu đã qua đời. Tuy nhiên, trên thực tế, cha mẹ hãy nói với con và giải thích cho các con hiểu về "cái chết, sự qua đời" của người thân (không nói chi tiết, chết ra sao, như thế nào mà nói là chết là trạng thái không sống cùng những người trong gia đình, đi đến nơi xa khác...). Cha mẹ nên dạy con cách chấp nhận nỗi đau và thể hiện cảm xúc bình thường nếu mong muốn.
Các bậc cha mẹ có thể khóc trước mặt con, không nên nén khóc trong đêm, chui vào chỗ vắng để khóc bới đó vô tình khiến trẻ hiểu sai về cái chết là điều gì đó xấu hổ cần phải giấu diếm. Hãy cứ để trẻ sống đúng cảm xúc của mình, không nên cấm đoán việc trẻ khóc khi nghĩ về ai đó.
Cái chết là một điều không dễ chấp nhận, với một đứa trẻ càng khó khăn. Những người còn lại ở bên cạnh trẻ hãy kiên nhẫn từ từ giúp trẻ dần chấp nhận điều đó.
Cuối cùng, quan trọ nhất là bố mẹ hãy mạnh mẽ cùng con vượt qua nỗi đau này. Họ là người duy nhất hỗ trợ con cái thoát khỏi nỗi đau, nỗi ám ảnh sớm nhất có thể. Sau tất cả, nụ cười chính là thứ quan trọng trong cuộc sống, hãy dùng nụ cười nói về cái chết và những gì đã qua, hãy nói về những kỷ niệm đẹp của người quá cố và nở nụ cười, cha mẹ sẽ giúp con cái vượt qua được nỗi đau mất mát nhẹ nhàng hơn.