Chứng kiến cảnh con trai 1 tuổi khóc ngặt nghẽo vì bị bỏng nước sôi trên tay, người cha đã thông minh nghĩ ra một cách khiến con dịu cơn đau, vào cấp cứu trong tình trạng tâm lý ổn định.
Nuôi con thời hiện đại không chỉ là chuyện cho ăn cho mặc, cho học hành mà bố mẹ còn phải trang bị đủ kiến thức, nhanh chóng xử lý được các tình huống khi xảy ra tai nạn đối với con cái. Không phải tự nhiên mà các lớp học sơ cứu vết thương, sơ cứu tai nạn cho bố mẹ được mở ra, đáp ứng nhu cầu cho nhiều bậc cha mẹ trong công cuộc nuôi con vất vả.
Một người cha ở Quảng Đông, Trung Quốc may mắn nhờ các kiến thức lĩnh hội được trong các lớp học như vậy đã cứu con trai 1 tuổi của anh một mạng. Theo Sohu, người cha họ Trương đưa con trai 1 tuổi Tiểu Bảo vào nhập viện lúc 11 giờ ngày 23/6 trong tình trạng bỏng rộp toàn bộ phần cổ và ngực.
Theo lời kể của anh, con trai anh đã với bát canh nóng trên bàn khiến canh đổ cả vào người con, dội từ cổ xuống bụng. Cả nhà nháo nhào vì con gặp tai nạn bỏng nước canh sôi 100 độ, bà nội định chạy vào lấy kem đánh răng bôi, trong khi vợ anh cuống cuồng định đổ xì dầu lên vết bỏng nhưng đã bị anh Trương ngăn cản ngay lập tức.
Người cha theo kiến thức đã được học đã bế con đi rửa vết bỏng dưới nước lạnh, cởi bỏ quần áo và đưa vào viện nhanh chóng. Từng đi học lớp sơ cứu tai nạn, vết thương nên anh Trương đã cẩn thận chuẩn bị các chai nước lạnh mang theo trên xe cấp cứu đến viện. Trong quá trình di chuyển, anh liên tục dội từng chút một vào phần vết bỏng của con, để làm dịu cơn đau đồng thời hạn chế vết bỏng nghiêm trọng hơn.
Không nên bôi kem đánh răng, xì dầu lên vết bỏng của trẻ
Trên xe cấp cứu, nhân viên y tế cũng hạ điều hòa xuống thấp để làm mát không khí trong xe, ổn định tinh thần cho cháu bé. Ban đầu Tiểu Bảo đau đớn, giãy giụa khóc lóc nhưng nhờ hiểu biết của bố Trương và sự giúp đỡ của nhân viên y tế trong xe, con đã bình tĩnh ổn định tâm lý.
Khi con trai nhập viện, nhìn cách xử lý vết thương và tình trạng của bé, bác sĩ đã có lời khen ngợi dành cho ông bố hiểu biết. "May cho gia đình đã không bôi kem đánh răng, nước xì dầu lên vết thương đấy, anh dội nước mát vào vết bỏng của con anh là cách sơ cứu đúng đắn nhất", anh Trương thở phào trước câu nói của bác sĩ.
Trong quá trình điều trị vết bỏng cho trẻ nhỏ, ngoài việc làm giảm mức độ nghiêm trọng của bỏng thì việc ổn định tâm lý, giảm đau cho trẻ cũng vô cùng quan trọng.
Theo các chuyên gia, sơ cứu bỏng bao gồm 4 bước quan trọng như sau, các vị phụ huynh nên chú ý:
Bước 1: Sau khi bỏng, rửa vết bỏng trực tiếp dưới vòi nước lạnh khoảng 20-30 phút.
Khi bị bỏng, nhiệt độ của da sẽ tăng lên tức thì, vì vậy hãy dùng nước lạnh để làm giảm nhiệt ở vùng da bị bỏng. Tuyệt đối không dùng kemd đánh răng, xì dầu... để bôi. Điều này có thể làm nhiễm trùng, bội nhiễm vết bỏng. Dội nước lạnh vừa giúp giảm nhiệt độ của vết bỏng, vừa giúp giảm sưng, giảm độ sâu của vết thương hiệu quả.
Bước 2: Cởi quần áo của trẻ
Vì vùng da bị bỏng của bé bị quần áo che lấp nên mẹ bé đã cầm kéo cắt sạch cẩn thận để vùng da bị bỏng lộ ra, và hạn chế trường hợp vết bỏng bị cọ xát dẫn đến bị vỡ.
Bước 3: Tiếp tục ngâm vết bỏng dưới nước
Bước 4: Băng vết thương
Bước 5: Đưa trẻ vào bệnh viện
Sau khi được sơ cứu, cần phải đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất để được điều trị kịp thời.
Các bác sĩ cũng cho biết, các phương pháp sơ cứu ở trên không chỉ thích hợp cho trẻ em, mà còn cho cả người lớn. Vì vậy, mọi người nên ghi nhớ những điều này để đề phòng trường hợp xấu cũng xảy ra trong gia đình mình.
Ngoài ra, nhiều phụ huynh tin tưởng vào các phương pháp chữa bỏng dân gian như bôi xì dầu, kem đánh răng… Kiểu sơ cứu này hoàn toàn sai lầm, mọi người không nên làm theo, không chỉ khiến vết thương của trẻ trở nên nghiêm trọng hơn mà còn khiến quá trình điều trị khó khăn hơn.
Tuy nhiên, ngoài việc học hỏi những kiến thức xử lý khi trẻ bị bỏng, tốt nhất các bậc phụ huynh cần biết cách phòng tránh trẻ khỏi những nguy hiểm xung quanh như bếp, chảo dầu, nước sôi...