Nhiều người đã đặt ra những câu hỏi đầy thắc mắc trước bức ảnh đại gia Như Loan bế cháu nội là con trai Cường Đôla.
So với bố mẹ thì mối quan hệ của trẻ với ông bà nội ngoại hai bên có tầm quan trọng vô cùng lớn bởi nó giúp trẻ không những cảm nhận được trọn vẹn tình yêu thương của những người thân yêu trong gia đình mà còn học cách nhận và đáp trả yêu thương với mọi người. Đó là lý do vì sao tình cảm giữa ông bà và cháu cũng luôn được mọi người trân trọng, vun đắp.
Chàng đại gia phố núi Cường Đôla hiện đã là ông bố 3 con, anh lúc nào luôn cố gắng là người kết nối tình cảm giữa các con của mình với ông bà nội ngoại hai bên, đồng thời là tấm gương sáng để các con biết yêu thương và kính trọng ông bà của mình. Mặc dù hiếm hoi chia sẻ mối quan hệ giữa bố mẹ đẻ và các con của mình nhưng thỉnh thoảng, một vài chia sẻ nhỏ của nam doanh nhân cũng đủ để mọi người thấy được mối quan hệ này vô cùng khăng khít.
Bà nội quyền lực - đại gia Như Loan, ít khi xuất hiện trên mạng xã hội, chỉ chịu công khai khi bên cạnh cháu.
Theo đó rất ít lần nữ đại gia Như Loan – mẹ ruột của doanh nhân Cường Đôla công khai xuất hiện trên mạng xã hội bởi bà là người có tầm ảnh hưởng khá lớn. Tuy nhiên với các cháu của mình thì bà không ngần ngại. Bởi vậy những lần hiếm hoi mẹ Cường Đôla xuất hiện trên facebook đều là hình ảnh bà quấn quýt bên các cháu nội của mình, là tiệc sinh nhật của Subeo, Suchin hay đơn giản chỉ là khoảnh khắc đời thường cưng nựng, yêu thương bé út Sutin mới đây được chính Cường Đôla tiết lộ.
Sutin được khen ngợi giống bà nội như đúc.
Ông bố 3 con hạnh phúc đăng tải khoảnh khắc bà nội đại gia Như Loan bồng bế và nhìn âu yếm cháu trai, Sutin dường như cũng cảm nhận được tình cảm của bà nội nên cũng hướng ánh mắt nhìn về phía bà. Khoảnh khắc hạnh phúc này đã khiến không chỉ vợ chồng Cường Đôla, Đàm Thu Trang mà bất kì người hâm mộ nào theo dõi cũng đều cảm thấy xúc động, hạnh phúc chung vui cùng với nam doanh nhân. Qua đó thấy được nữ đại gia dù bận nhiều công việc nhưng cũng dành thời gian gần gũi và yêu thương cháu nội của mình.
Không chỉ Cường Đôla, Đàm Thu Trang mà trong rất nhiều gia đình sao Việt, các bậc cha mẹ cũng rất chú trọng việc kết nối các con với ông bà nội hay ngoại và cố gắng giữ gìn mối quan hệ này khăng khít, bên chặt nhất có thể.
Trong đó có thể kể tới gia đình ca sĩ Đông Nhi và Ông Cao Thắng, ông bà nội cũng đều là những người giàu có khét tiếng nhưng sống khép kín. Thế nhưng không ít lần ông bà đồng ý xuất hiện công khai trên mạng xã hội chỉ vì sự đáng yêu của các cháu. Bà nội quyền lực của bé Ông Yên Nhi - con gái Đông Nhi còn từng ăn mặc lịch sự, đảm nhiệm vị trí bế cháu trong suốt buổi tiệc sinh nhật 1 tuổi của cô bé. Điều đó đủ thấy mẹ ruột Ông Cao Thắng yêu và chiều cháu nội đến cỡ nào.
Mẹ chồng đại gia của Đông Nhi rất cưng bé Winnie.
Ngoài ra có thể kể tới nữ ca sĩ Võ Hạ Trậm và chồng doanh nhân người Ấn Độ. Được biết dù quê chồng ở nơi khá xa xôi điều đó gây cản trở trong việc con gái gần gũi gia đình nội và bà nội. Tuy nhiên Võ Hạ Trâm luôn cố gắng nhất có thể bằng cách thường xuyên cho con gái gọi điện với ông bà nội, họ hàng bên Ấn Độ.
Thậm chí bà mẹ bỉm sữa còn cầu kì sắp xếp đưa bà nội và người thân của bé Moon từ Ấn Độ sang Việt Nam để cả hai bên có cơ hội gần gũi nhau hơn. Hay mới đây, vợ chồng Võ Hạ Trâm gạt bỏ hết công việc để đưa con gái sang Ấn Độ gặp gỡ gia đình nội sau nhiều năm tháng xa cách. Cũng nhờ sự kết nối thường xuyên này mà bé Moon và bố mẹ chồng của Võ Hạ Trâm vô cùng yêu quý cháu, dành nhiều món quà giá trị khi cháu nội sang thăm.
Bà nội bé Moon từng đi đường dài từ Ấn Độ sang Việt Nam thăm cháu.
Võ Hạ Trâm cũng khéo léo đưa con gái sang Ấn thăm ông bà và người thân.
Trong thực tế, mọi đứa trẻ đều cần được kết nối, yêu thương và tôn trọng ông bà của mình. Do đó để con luôn ghi nhớ và bền chặt hơn mối quan hệ này, hang ngày các bậc cha mẹ đừng bo qua những cách kết nối con với ông bà:
Giao tiếp thường xuyên
- Lịch trình gọi điện/video call: Xác định một lịch trình cố định để gọi video call hoặc điện thoại với ông bà. Cố gắng duy trì sự liên lạc thường xuyên, đặc biệt là vào những dịp đặc biệt như sinh nhật, kỳ nghỉ lễ, hay sự kiện quan trọng.
- Cung cấp tin tức và câu chuyện: Hãy dành thời gian để chia sẻ những tin tức, câu chuyện về cuộc sống hàng ngày của trẻ và ông bà. Đây là cách hay để mọi người trong gia đình có thể theo dõi và hiểu về nhau hơn.
Chia sẻ hoạt động qua video call
- Đọc truyện: Dùng video call để đọc truyện cho trẻ. Hãy để ông bà chọn những câu chuyện mà trẻ yêu thích hoặc những câu chuyện mà ông bà có thể kể về tuổi thơ của mình.
- Làm những việc cùng nhau: Thực hiện các hoạt động như làm mô hình, vẽ tranh, hoặc nấu ăn thông qua video call để tạo ra những kỷ niệm vui vẻ.
Gửi thư hoặc tặng quà
- Tặng quà: Hãy kết hợp những vật dụng, hình ảnh hoặc đồ handmade từ trẻ để gửi đến ông bà. Ngược lại, ông bà cũng nên gửi tặng cháu những món quà bất ngờ. Điều này tạo cơ hội cho cả 2 cùng thể hiện tình cảm và ôn lại những kỷ niệm.
- Gửi thư: Trẻ có thể viết thư hoặc vẽ tranh để gửi đến ông bà. Điều này giúp trẻ học cách diễn đạt tình cảm và suy nghĩ của mình. Ông bà cũng có thể gửi thư cho cháu, như vậy trẻ có thể cảm nhận được ông bà vẫn dành sự quan tâm và theo dõi dành cho mình, dù đang ở xa.
Thực hiện các hoạt động khi gặp lại
- Lập kế hoạch hoạt động: Khi gặp mặt, hãy cùng nhau lên kế hoạch làm những điều mà trẻ và ông bà yêu thích. Điều này giúp tạo ra những kỷ niệm tốt đẹp và thú vị.
- Lưu trữ hình ảnh và video: Chụp ảnh hoặc quay video trong những buổi gặp mặt, những hoạt động và những khoảnh khắc đáng nhớ của ông bà với con cháu. Chia sẻ và lưu giữ những kỷ niệm này để trẻ và ông bà có thể xem lại khi cảm thấy nhớ.
Thiết lập kế hoạch gặp mặt thường xuyên
- Lên kế hoạch trước: Thoả thuận với ông bà về việc gặp mặt, và lên kế hoạch sẵn sàng cho những buổi gặp mặt tạo nhiều niềm vui, mang nhiều dấu ấn sâu đậm.
- Dành thời gian chất lượng: Khi gặp mặt, ông bà và con cháu hãy dành thời gian chất lượng cùng nhau, để gắn kết tình cảm và tạo ra những kỷ niệm đáng nhớ.
Ngoài ra theo các chuyên gia giáo dục, việc cho trẻ thường xuyên kết nối, gần gũi với ông bà cũng đem lại nhiều phương hướng giáo dục tốt cho trẻ. Cụ thể trẻ nhận được sự giáo dục tốt nhất thông qua 3 phẩm chất đặc biệt mà thông thường chỉ người già mới có:
Khả năng học hỏi không ngừng và bắt kịp thời đại
Ở thời đại của ông bà, thông tin giáo dục từ truyền thông còn hạn chế, hầu hết học hỏi từ người lớn tuổi đi trước, hay trong quá trình nuôi dạy con tự mình rút ra kinh nghiệm và bài học. Tuy nhiên, những kinh nghiệm này thường chỉ dựa trên truyền miệng, thiếu cơ sở khoa học và đôi khi còn dễ mắc sai lầm.
Ngày nay, bố mẹ có nhiều nguồn thông tin để học hỏi về việc nuôi dạy con, cụ thể như đọc sách, xem video, phim truyền hình, tìm hiểu ý kiến của các chuyên gia... từ đó nhanh chóng tiếp thu những phương pháp khoa học và đạt được kết quả tốt.
Có nguyên tắc và không chiều chuộng con cháu
Thực tế, không ít người lớn sẵn lòng nhượng bộ mọi yêu cầu vô lý vì cháu khóc lóc không ngừng. Tuy nhiên, phương pháp này có thể để lại nhiều hệ lụy.
Ví dụ, khi một đứa trẻ quấy khóc và đòi chơi điện thoại di động, nếu ông bà liên tục thỏa hiệp mà không đặt ra giới hạn, trẻ có thể trở nên nghiện điện thoại và không thể tự kiểm soát. Lâu dần đứa trẻ có thể trở nên ích kỷ, thờ ơ và thiếu lòng nhân ái, trẻ khó thích nghi vào một tập thể.
Nhưng trong trường hợp bà luôn giữa thái nhân từ, kiên nhẫn chăm sóc các cháu nhưng vẫn đặt ra nguyên tắc riêng. Ví dụ, ở nhà khi được bà nấu cho món ăn ngon, các cháu phải nói lời cảm ơn, khi đưa cháu ra ngoài, bà luôn nhắc không được đụng chạm vào đồ vật của người khác,...
Khi các cháu mắc lỗi, bà sẽ không quát mắng, mà kiên nhẫn dạy dỗ và hướng dẫn cháu lần sau làm cho đúng. Người bà như vậy sẽ trở thành một hình mẫu tốt cho con cháu noi theo.
Thích đưa trẻ đi chơi
Việc đưa trẻ đi chơi thường xuyên mang đến hai lợi ích trực tiếp: Thứ nhất là nâng cao kỹ năng xã hội, thứ hai là giúp trẻ mở rộng kiến thức, tăng cường nhận thức và mở mang tầm nhìn.
Người già có tính cách ấm áp và hào phóng, đặc biệt yêu thích việc kết bạn, duy trì mối quan hệ gia đình và hàng xóm hòa thuận. Do đó, bà có bạn bè ở nhiều lứa tuổi khác nhau, bà thường đưa các cháu đi dạo công viên, gặp gỡ những gia đình có con cháu đồng tuổi, để các cháu vui chơi và học hỏi lẫn nhau.
Từ đó trẻ như bản năng học được tính thân thiện, tinh thần đoàn kết, tâm trạng cũng luôn vui vẻ và tích cực khi giao tiếp với người khác.