Đi bơi, bé trai 12 tuổi bị kẹt chân trong đường ống suýt đuối nước

Ngày 26/04/2018 10:24 AM (GMT+7)

Vào mùa hè, trẻ nhỏ sẽ được đưa tới hồ bơi nhiều hơn, cha mẹ cần đặc biệt cảnh giác đề phòng để bé không gặp nạn như cậu bé này.

Mùa hè đang tới rất gần. Đây là thời điểm mà nhiều gia đình thường đưa trẻ nhỏ tới các địa điểm hồ bơi để giúp bé vừa thoát khỏi cơn nóng mùa hè lại giúp trẻ có nhiều kĩ năng hơn trong việc bơi lội. Tuy nhiên, cũng chính vì thế mà nguy cơ trẻ bị đuối nước, gặp tai nạn tại hồ bơi cũng tăng cao hơn.

Hy vọng, các bậc phụ huynh sẽ nâng cao cảnh giác của mình hơn trong việc để ý và trang bị cho trẻ những kĩ năng thoát hiểm tại hồ bơi sau khi nghe câu chuyện về nạn đuối nước của cậu bé 12 tuổi dưới đây.

Theo đó, trên trang Daily Mail mới đăng tải một đoạn video an ninh ghi lại cảnh người lớn và những nhân viên cứu hộ đang cố gắng cứu thoát một cậu bé 12 tuổi bị mắc kẹt ở ống nước hồ bơi trong khoảng thời gian hơn 9 phút đồng hồ.

Cậu bé bị mắc kẹt chân vào ống hút nước tại hồ bơi

Theo đó, cậu bé bé đang bơi ở hồ bơi thuộc Avista Resort (phía Nam Carolina). Khi đang đùa nghịch ở khúc cua của hồ bơi, cậu bé đã nhiều lần lặn vào khu vực lỗ của ống hút (của bể bơi) để khám phá tuy nhiên vô tình bị mắc kẹt chân ở đó. Một người bạn đã phát hiện ra cậu bé và cố gắng giúp nhưng không được nên đã nhờ tới sự hỗ trợ của những người xung quanh.

Đi bơi, bé trai 12 tuổi bị kẹt chân trong đường ống suýt đuối nước - 1

Đi bơi, bé trai 12 tuổi bị kẹt chân trong đường ống suýt đuối nước - 2

Người bạn đang cố gắng giúp cậu bé

Một người đàn ông cũng có mặt lúc đó đã cố gắng giúp cậu bé thở bằng miệng trong khi đợi nhân viên cứu trợ tới.

Đi bơi, bé trai 12 tuổi bị kẹt chân trong đường ống suýt đuối nước - 3

Những người lớn có mặt lúc đó đang cố gắng giúp cậu bé.

Sau hơn 9 phút đồng hồ với sự trợ giúp của mọi người và nhân viên cứu hộ, cậu bé may mắn đã được cứu thoát và được đưa đến bệnh viện sau đó.

Đi bơi, bé trai 12 tuổi bị kẹt chân trong đường ống suýt đuối nước - 4

Sau hơn 9 phút thì nhân viên cứu hộ tới và đưa cậu bé cấp cứu.

Theo tiết lộ từ phía cảnh sát, cậu bé vẫn sống sót. Trong một báo cáo khác cũng cho biết, chân của cậu bé bị hút vào đường ống 0,9m.

Cũng theo các nhân viên cứu hộ, trường hợp của cậu bé này không phải là lần đầu bởi trước đó có khá nhiều trẻ cũng vì tò mò với đường ống hút mà gặp tai nạn đáng tiếc.

Hy vọng câu chuyện trên một lần nữa là bài học cảnh giác dành cho các bậc phụ huynh cần nhắc nhở, trang bị cho con kỹ năng cần thiết để đảm bảo an toàn cho bản thân trước khi đi bơi.

Theo bác sĩ Nguyễn Trần Nam - Bệnh viện Nhi Đồng 2 TPHCM (Gia đình và Xã hội) cảnh báo các bậc cha mẹ:

- Chuẩn bị đầy đủ các vật dụng cần thiết như mũ bơi, kính bơi, áo phao, nút tai, khăn lông, nước muối sinh lý nhỏ mắt, súc họng, dầu nóng...

- Không để trẻ bơi vào buổi trưa (11 giờ trưa đến 3 giờ chiều) vì khiến trẻ dễ bị cảm nắng. Sáng sớm và cuối giờ chiều là những thời điểm "lý tưởng" cho trẻ thoải mái vùng vẫy.

- Trước khi xuống bơi, cần cho trẻ khởi động các động tác đơn giản để trẻ tránh gặp các rủi ro như bị chuột rút hoặc đuối sức trong khi bơi.

- Nên cho trẻ bơi ở những hồ bơi phù hợp với lứa tuổi. Chú ý cho trẻ tiếp xúc dần với nước hồ bơi. Nên chọn những bể bơi có công tác khử trùng tốt, nước trong xanh, lượng người tham gia bơi vừa phải, nước không quá nặng mùi khử trùng.

- Khi trẻ mới bơi xong, choàng ngay khăn cho trẻ để tránh gió và tắm kỹ bằng nước sạch để tránh bị nhiễm bẩn từ nước hồ bơi và lau khô người cho trẻ.

Không cho trẻ bơi trong lúc đói hoặc vừa ăn quá no

Các chuyên gia khuyến cáo, cho trẻ bơi khi đang đói sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu ăn và chức năng tiêu hóa của trẻ, hoặc có thể xảy ra tình trạng chóng mặt và mất sức, dễ gặp các tai nạn đáng tiếc ngay dưới bể bơi

Còn khi cho con bơi trong lúc dạ dày còn quá no, máu sẽ tập trung ở những cơ bắp đang vận động, khiến việc tiêu hóa bị cản trở, ngoài ra còn có thể dẫn đến hiện tượng đau bụng, buồn nôn… Nếu duy trì việc này lâu dài sẽ gây hại cho hệ tiêu hóa của trẻ. Tốt nhất chỉ nên cho trẻ ăn nhẹ các món chế biến từ rau, củ, quả hơn là các món từ chất béo, thức ăn nhanh và cho trẻ xuống hồ bơi sau khi ăn khoảng một giờ đồng hồ.

Sau vụ bé trai tử vong vì đuối nước cạn, cha mẹ HỌC GẤP những kiến thức này
Khi thấy con có biểu hiện mệt mỏi, khó thở, đau ngực... sau khi đi bơi, bố mẹ cần đưa con ngay đến phòng cấp cứu để thực hiện các kiểm tra.
Chi Chi (Dịch từ Dailymail)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tai nạn trẻ em