Sau vụ bé trai tử vong vì đuối nước cạn, cha mẹ HỌC GẤP những kiến thức này

Ngày 20/06/2017 14:16 PM (GMT+7)

Khi thấy con có biểu hiện mệt mỏi, khó thở, đau ngực... sau khi đi bơi, bố mẹ cần đưa con ngay đến phòng cấp cứu để thực hiện các kiểm tra.

“Chết đuối cạn” - cụm từ khiến nhiều người vẫn còn hoang mang khi nhắc tới, thậm chí đến giờ một số người vẫn còn mơ hồ hoặc không biết đến tình trạng này hay gặp ở trẻ nhỏ.

Chỉ cho đến khi cách đây vài ngày, Baby Frankie - một bé trai 4 tuổi ở Mỹ đã tử vong sau một tuần đi bơi do gặp phải tình trạng này thì nhiều bậc phụ huynh mới "nháo nhào" tìm hiểu.

Sau vụ bé trai tử vong vì đuối nước cạn, cha mẹ HỌC GẤP những kiến thức này - 1

Bố mẹ hãy lưu ý nếu trẻ nuốt phải nước khi đi bơi. (Ảnh minh họa)

Ở Việt Nam, còn nhớ khoảng tháng 4/2016, dư luận cả nước xôn xao trước vụ việc 9 học sinh chết đuối ở sông Trà Khúc (Quảng Ngãi), trong đó có 1 em sau khi được cứu lên bờ vẫn nói được nhưng do không ai biết sơ cứu kịp thời, cháu bị chết đuối khô (còn gọi là chết đuối thứ cấp).

Theo như Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Thường cho biết “đuối cạn” và “đuối nước thứ cấp” xảy ra khi nạn nhân hít vào một lượng nhỏ nước trong lúc gắng sức làm kích thích các cơ trong đường hô hấp co thắt và gây khó thở.

Trong đuối nước thứ cấp, chất lỏng tích tụ trong phổi, được gọi là phù phổi. Sau một tai nạn suýt bị đuối nước, chất lỏng sẽ gây khó thở.

Sau vụ bé trai tử vong vì đuối nước cạn, cha mẹ HỌC GẤP những kiến thức này - 2Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Thường, Trưởng khoa nhi Bệnh viện Xanh Pôn.

“Một người suýt bị đuối nước có thể được đưa ra khỏi nước và đi bộ xung quanh một cách bình thường trước khi các dấu hiệu của đuối cạn biểu hiện rõ ràng.

Nhưng tất cả các trường hợp đuối cạn đều gây khó thở và tổn thương não, cũng giống như đuối nước. Nếu không được điều trị, nó có thể gây tử vong”, bác sĩ Thường cho hay.

Bác sĩ Thường cũng cho biết thêm “đuối cạn” và “đuối nước thứ cấp” chỉ chiếm khoảng 1% - 2% các trường hợp đuối nước và thường xuất hiện trong khoảng 1 – 24 giờ sau khi gắng sức trong nước.

Dưới đây, bác sĩ Nguyễn Văn Thường sẽ chia sẻ rõ hơn về nguyên nhân, biểu hiện “đuối cạn” để bố mẹ có thể phân biệt và kịp thời xử lý:

Nguyên nhân đuối cạn

“Đuối cạn” xảy ra khi trẻ đang chơi đùa trong nước vô tình bị sặc nước hoặc suýt chết đuối mà được cứu sống. Sau những cơn ho sặc, trẻ tưởng như không sao và trở lại vui chơi, sinh hoạt bình thường.

Tuy nhiên nhiều giờ sau, cha mẹ có thể quan sát thấy biểu hiện ho, khó thở, khò khè với những bóng nước trong miệng.

Nguyên nhân là do chất lỏng tích tụ bên trong phổi ban đầu chưa biểu hiện triệu chứng. Về sau, phổi bị kích thích tiết ra dịch và dẫn tới hiện tượng phù phổi, làm trẻ khó thở hoặc không thể thở được, có thể gây tổn thương não.

Biểu hiện

Một người đã hít phải nước thường có thể có các dấu hiệu như:

- Khó thở, đau ngực, hoặc ho

- Thay đổi đột ngột hành vi

- Rất mệt mỏi

Những dấu hiệu này không dễ dàng phát hiện, đặc biệt ở trẻ nhỏ mà bình thường trẻ có thể khó chịu hoặc mệt mỏi sau một ngày dài dưới ánh nắng mặt trời và ngâm mình trong nước.

Nếu con bạn gắng sức hoặc có những vấn đề khi ở dưới nước, hãy chú ý tới các dấu hiệu trên vì nó có thể xuất hiện vài giờ sau đó.

Sau vụ bé trai tử vong vì đuối nước cạn, cha mẹ HỌC GẤP những kiến thức này - 3

Khi thấy con có biểu hiện mệt mỏi, khó thở, đau ngực, ho hay thay đổi đột ngột hành sau khi đi bơi, bố mẹ cần đưa con ngay đến phòng cấp cứu để thực hiện các kiểm tra. (Ảnh minh họa)

Giống và khác nhau giữa “đuối cạn” và “đuối thứ cấp”

Giống nhau: Cùng tổn thương phổi dẫn đế không cung cấp được oxy, nặng bệnh nhân có thể tử vong.

Khác nhau: Đuối nước thông thường, trẻ rơi xuống nước, có tình trạng đuối nước, được vớt lên. Còn đuối cạn, trẻ đã ra khỏi nước, lúc đầu có thể hoàn toàn bình thường, sau một thời gian trẻ mới xuất hiện triệu chứng đuối nước.

Cách phòng tránh trẻ bị “đuối cạn”

Các triệu chứng của “đuối cạn” bao gồm khó thở, đau tức ngực, ho, mệt lả. Cha mẹ cần ngay lập tức đưa trẻ tới phòng cấp cứu để thực hiện các kiểm tra nếu phát hiện các triệu chứng sau khi trẻ có vui chơi dưới nước trong ngày. Thời gian là yếu tố rất quan trọng trong điều trị đuối cạn, nhất là để can thiệp nội khoa khi trẻ phù phổi.

Tình trạng đuối cạn không phổ biến ở tất cả trẻ em và xác suất càng thấp hơn ở người trưởng thành. Tuy nhiên, cha mẹ không nên chủ quan lơ là khi đưa trẻ đi bơi. Cách phòng tránh đuối cạn tốt nhất luôn là sự giám sát chặt chẽ của người lớn.

Kế đến, cha mẹ cần cho trẻ học bơi bài bản để rèn luyện phản ứng trong môi trường nước.

Sau vụ bé trai tử vong vì đuối nước cạn, cha mẹ HỌC GẤP những kiến thức này - 4

Cha mẹ nên giám sát khi con đi bơi. Ảnh minh họa

An toàn với nước là cách phòng tránh tốt nhất. Nhắm chặt mắt khi bơi không có kính mắt bảo vệ và khi trẻ em ở dưới nước, dạy thổi nước ra, biết giới hạn của mình, và không hoảng loạn trong nước.

Lời khuyên

Không có sự thay thế nào cho sự giám sát tốt của cha mẹ khi trẻ em ở xung quanh nước, có thể là bể bơi hoặc một hồ nước tự nhiên. Đuối nước vẫn là một vấn đề nghiêm trọng, đặc biệt với trẻ em.

Để phòng tránh đuối nước, chúng ta phải biết cách hồi sinh tim phổi (PCR), dạy trẻ em bơi và biết cách giữ an toàn với nước, và đặt một hàng rào kín xung quanh bể bơi để phòng tránh trẻ em bị ngã xuống do tai nạn.

Hồng Nhung
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tai nạn trẻ em