Hơn cả hoạt động thể dục thể thao và chế độ dinh dưỡng, ngủ đủ giấc sẽ giúp trẻ phát triển cả về chiều cao và trí não.
Giấc ngủ có vai trò quan trọng cho sự phát triển thể chất cũng như trí não của trẻ
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng 70% chiều cao của một đứa trẻ phụ thuộc vào gen của cha mẹ và 30% còn lại là do cách nuôi và dạy trong tương lai.
Trong 30% này, ảnh hưởng của giấc ngủ đến chiều cao của bé được xếp hạng đầu tiên, vượt lên trên cả thể dục thể thao và chế độ ăn uống bởi hormone tăng trưởng thường được tiết ra trong khi ngủ.
Dưới đây là chuẩn về thời gian ngủ của trẻ được các chuyên gia khuyến cao. Khi đạt chuẩn thời gian ngủ, trẻ có khả năng phát triển chiều cao một cách tối đa bởi lúc đó hormone tăng trưởng của trẻ tiết ra một cách đầy đủ nhất.
|
Trong đó, có hai giai đoạn thời gian hormone tăng trưởng tiết ra là mạnh nhất, tương ứng 21:00 - 1:00 và 5:00-7:00. Như vậy, nếu bỏ lỡ hai khoảng thời gian này bằng với việc cha mẹ đã bỏ lỡ thời kỳ vàng phát triển chiều cao của đứa bé.
Điều đáng chú ý là tiền đề của tiết hormon tăng trưởng là đứa trẻ phải ngủ sâu. Nếu không, lượng tiết hormon tăng trưởng sẽ giảm đáng kể, điều này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển chiều cao của bé.
Mọi đứa trẻ thường chỉ ngủ sâu sau 30 phút đến 1 tiếng sau khi ngủ
Do đó, trẻ em nên nằm trên giường lúc 20:30 tối và thức dậy vào 7:00 sáng ngày hôm sau. Đây là thời điểm đỉnh cao của tiết hormone tăng trưởng không thể bỏ qua.
Ngoài ra, trẻ em ở các độ tuổi khác nhau, ở những gia đình khác nhau cũng có lịch trình ngủ của riêng mình. Đây là đề xuất của Harriet Hiscock, chuyên gia về giấc ngủ của trẻ em từ Viện nhi Úc về thời gian ngủ cho trẻ em ở mọi lứa tuổi:
|
Tuy nhiên, tiêu chuẩn của giấc ngủ lúc 19:30 hoặc 20:30 vào buổi tối là khó cho hầu hết các gia đình. Vì vậy hãy cố gắng cho trẻ đi ngủ lúc 21 giờ tối. Đáp ứng được khung thời gian ngủ nói trên sẽ trẻ phát triển chiều cao và trí não một cách tối ưu.
Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng cảnh báo việc trẻ thiếu ngủ gây ảnh hưởng khá lớn: ảnh hưởng đến chiều cao, hoạt động của tim, trẻ dễ mắc bệnh tật hơn.