Dưới đây là một số thực đơn cho trẻ bị suy dinh dưỡng mà các ông bố bà mẹ có thể tham khảo để áp dụng cho con mình, giúp bé mau chóng "bắt kịp" bạn bè cùng trang lứa.
Suy dinh dưỡng là nguyên nhân làm tăng tỉ lệ tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi. Bên cạnh đó, suy dinh dưỡng cũng khiến trẻ dễ các bệnh lý về hô hấp, tiêu chảy kéo dài, trẻ kém ăn, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí não của trẻ.
Theo tiêu chuẩn cân nặng và độ tuổi, suy dinh dưỡng được chia ra thành 3 mức độ khác nhau:
- Suy dinh dưỡng độ 1: Cân nặng ít hơn 10% so với chuẩn trung bình.
- Suy dinh dưỡng độ 2: Cân nặng ít hơn 25% so với chuẩn trung bình.
- Suy dinh dưỡng độ 3: Cân nặng ít hơn 40% so với chuẩn trung bình.
Để biết trọng lượng của con có phát triển đúng với tiêu chuẩn cân nặng trung bình hay không thì các bậc cha mẹ có thể đối chiếu ở bảng dưới đây (được đăng trên trang Disabledworld):
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ
- Chế độ ăn của trẻ nghèo chất dinh dưỡng, chưa hợp lý, phù hợp với độ tuổi.
- Trẻ đẻ non, suy dinh dưỡng bào thai, mắc các dị tật bẩm sinh như sứt môi, hở hàm ếch, tim bẩm sinh,..
- Mắc các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp như viêm phế quản, viêm phổi hay bị rối loạn tiêu hóa, biến chứng sau các bệnh viêm phổi, sởi, lỵ… trong thời gian dài.
Biểu hiện trẻ bị suy dinh dưỡng
Nếu không lên cân trong 3 tháng thì rất có thể trẻ đã bị suy dinh dưỡng. (Ảnh minh họa)
Nếu trẻ có 1-2 biểu hiện dưới đây thì mẹ cần nghĩ ngay là bé đang có nguy cơ hoặc đã bị suy dinh dưỡng.
- Trẻ không lên cân hoặc giảm cân trong 3 tháng liền.
- Da xanh, tóc thưa rụng dễ gãy, đổi màu.
- Da xanh xao, cơ nhão dần.
- Kém ăn, thường xuyên mắc một số vấn đề về rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, đi tiêu phân sống.
Thực đơn gợi ý cho trẻ bị suy dinh dưỡng
Sau đây là gợi ý về thực đơn cho trẻ bị suy dinh dưỡng độ 1 và độ 2 – mức độ trẻ mới bị suy dinh dưỡng, cần bổ sung nhiều chất cần thiết để phục hồi cân nặng. Còn khi trẻ bị suy dinh dưỡng độ 3, trẻ cần phải được điều trị tại bệnh viện dưới sự theo dõi sát sao của bác sĩ.
Độ tuổi |
Thực đơn |
Dưới 6 tháng tuổi |
- Bú sữa mẹ theo nhu cầu của trẻ. - Trường hợp mẹ không đủ sữa mà phải dùng các sản phẩm thay thế thì phải có chỉ định của bác sĩ. |
Trẻ từ 6 tháng - 1 tuổi |
- Cho trẻ ăn nước cháo xay trộn sữa nhưng tăng thêm lượng thịt, gạo và rau củ. Hoặc dùng sữa cao năng lượng pha với nước ấm theo hướng dẫn, mỗi ngày uống 500ml và cho ăn bột hoặc cháo xay 3-4 bữa/ngày. |
Trẻ 1-2 tuổi |
- Bữa sáng 7 giờ: 150- 200ml sữa cao năng lượng - Bữa phụ 9 giờ: Cháo thịt + rau - Bữa trưa 12 giờ: 200ml sữa - Bữa phụ 14 giờ: 1 quả chuối hoặc 1 miếng đu đủ - Bữa tối 17 giờ: Cháo thịt (cá, tôm, trứng) + rau + dầu Nếu trẻ đang bú mẹ vẫn phải tiếp tục cho bú và thời gian cho bú kéo dài từ 18-24 tháng. |
Trẻ 2-3 tuổi |
- Bữa sáng 7 giờ: 200ml sữa cao năng lượng - Bữa phụ 9 giờ: Cháo thịt + rau - Bữa trưa 12 giờ: 2 bát lưng cơm nát + thịt (cá, trứng, tôm…) + canh rau - Bữa phụ 14 giờ: Cháo thịt + rau - Bữa tối 20 giờ: Cơm nát + trứng (thịt, cá, tôm…) + canh rau - Bữa khuya 20 giờ: 200ml hỗn hợp bột dinh dưỡng hoặc 1 bát súp khoai tây thịt nấu với rau và dầu (mỡ) |
Lưu ý khi trẻ bị suy dinh dưỡng
Bên cạnh thực đơn cho trẻ bị suy dinh dưỡng, khi chăm sóc con các mẹ cần lưu ý những điều sau:
- Cho trẻ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, càng đa dạng càng tốt. Tùy theo độ tuổi của trẻ mà mẹ lựa chọn kết cấu thức ăn phù hợp.
- Thực phẩm cần cắt nhỏ, nấu mềm và nêm phù hợp với khẩu vị của trẻ.
- Thêm dầu mỡ vào món ăn của trẻ.
- Nấu cháo đặc cho trẻ ăn.
- Mỗi ngày nên cho trẻ ăn từ 5 – 6 bữa. Các bữa phụ nên ăn trước bữa chính khoảng 2 tiếng.
- Không nên ép trẻ ăn.
- Những loại thực phẩm nên dùng cho trẻ suy dinh dưỡng là: Gạo, khoai tây, thịt (gà, heo, bò, tôm, cua, cá, trứng), sữa bột giàu năng lượng, dầu, mỡ, các loại rau xanh và hoa quả chín.
– Ngoài chế độ ăn, mẹ có thể cho trẻ bổ sung thêm một số loại vitamin và muối khoáng theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
– Nếu trẻ bị suy dinh dưỡng nặng kèm theo tiêu chảy hoặc viêm phổi, cần đưa vào điều trị tại bệnh viện.
Một số món ăn cho trẻ suy dinh dưỡng
1. Cháo thịt cóc
Nguyên liệu:
- Thịt cóc: 5g
- Củ mài 20g
- Gạo tẻ: 50g
- Gạo nếp: 20g
- Muối vừa đủ.
Cách chế biến:
- Chọn cóc vàng, làm thịt chỉ lấy mình và đùi, rửa nhiều lần nước cho sạch, sau đó nướng vàng tán thành bột.
- Củ mài sấy khô, tán thành bột. Gạo tẻ và gạo nếp xay thành bột. Cho bột củ mài, bột gạo tẻ vào nồi thêm nước vừa đủ.
- Đun trên lửa nhỏ, cháo chín cho bột thịt cóc vào quấy đều. Trước khi ăn thêm muối cho vừa miệng.
- Ngày mẹ nên cho bé ăn 3 lần, cần ăn trong nhiều ngày, có thể không cần ăn liên tục mà cứ 5 ngày ăn lại nghỉ 5 ngày, sau đó lại tiếp tục ăn.
2. Cháo chim cút
Nguyên liệu:
- Chim cút: 1 con (250-300g)
- Gạo nếp: 30g
- Gạo tẻ: 50g
- Vỏ quýt khô: 30g
- Mắm muối vừa đủ
Cách chế biến:
- Chim cút làm sạch (bỏ ruột, phỏi, phần đầu từ mắt trở lên), ướp mắm muối trong 20 phút.
- Vỏ quýt tán thành bột cho vào bụng chim cút cùng với gạo tẻ và gạo nếp. Lượng nước cho vào vừa đủ để ninh thành cháo.
- Cho trẻ ăn ngày 1 lần, cần ăn liền 5-10 ngày.
3. Cháo thịt bò băm nhỏ lòng đỏ trứng
Nguyên liệu:
- Thịt bò: 100g
- Gạo: 100g
- Lòng đỏ trứng: 30g
- Hành tây: 10g
- Vừng trắng: 5g
- Muối, xì dầu
Cách chế biến:
- Vo sạch gạo, để ráo trong khoảng nửa giờ. Thịt bò rửa sạch băm nhỏ. Hành tây rửa sạch, thái nhỏ.
- Cho thịt và hành vào xào thơm.
- Thêm gạo và nước vào đun sôi. Sau đó, văn nhỏ lửa đun tiếp khoảng 40 phút.
- Cho muối vào rồi múc ra, sau đó cho thêm lòng đỏ trứng vào đánh đều. Cuối cùng có thể cho thêm vừng vào là mẹ đã có một món ngoan dành cho bé.
4. Cá quả hấp
Nguyên liệu:
- Cá quả: 1 con (khoảng 250g)
- Tỏi: 2 tép
- Gia vị
Cách chế biến:
- Cá quả làm sạch bỏ ruột, khía trên mình cá 2-3 nhát.
- Tỏi giã nhỏ cùng bột ngọt, bột gia vị ướp cá. Sau 20 phút đem hấp cách thủy.
- Khi ăn, mẹ cho bé ăn thịt cá và nước. Ngày ăn 1 lần, cần ăn liền 5-10 ngày.