Điểm danh những sai lầm “kinh điển” của mẹ Việt khi hạ sốt cho trẻ
Sốt là bệnh thường gặp ở trẻ em, kỹ thuật, kỹ năng và kiến thức chăm con sốt, hạ sốt cho con là một trong những điểu bất cứ bà mẹ nào cũng phải “nằm lòng”. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh ngày nay vẫn còn hạn chế, kém hiểu biết trong việc xử trí khi trẻ bị sốt. Những lỗi sai cơ bản này, nhẹ có thể khiến trẻ lâu khỏi bệnh, nặng thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng con.
Xin điểm danh cùng mẹ những sai lầm “kinh điển” trong việc hạ sốt cho con, cũng là bài học cho những chị em lần đầu làm mẹ nên ghi nhớ
1. Đo nhiệt độ không đúng vị trí
Khi trẻ bị sốt, phản ứng đầu tiên của nhiều bà mẹ là lấy cặp nhiệt độ để xác định thân nhiệt con. Đo nhiệt độ cho trẻ là một kỹ năng vô cùng quan trọng bởi nó sẽ ảnh hưởng đến những quyết định về hướng điều trị như chăm con ở nhà hay cần đưa đến bệnh viện gấp. Tuy nhiên, rất nhiều phụ huynh vẫn khá lóng ngóng trong khâu cơ bản này.
Đo nhiệt độ cho trẻ dưới 3 tháng tuổi nên đặt ở hậu môn vì. Một số bé thoải mái khi được cha mẹ cặp nhiệt độ ở hậu môn nhưng một số bé khác thì không. Nếu bé có biểu hiện chống đối, thử chuyển sang cách đo nhiệt độ ở nách cho con. Nhưng so với cách cặp ở hậu môn, đo ở nách có thể chênh lệch tới 2 độ C. Chính vì vậy, mẹ nên cộng thêm từ 1-2 độ C vào nhiệt độ ghi trên nhiệt kế khi đo ở nách cho trẻ. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo, không nên dùng cách cặp nhiệt độ cho bé dưới 3 tháng tuổi vì kết quả chính xác với nhóm bé này là cực kỳ quan trọng.
2. Không phải cứ trên 37 độ C là sốt
Nhiệt độ ở bé cao nhất trong buổi chiều và buổi tối, nhất là sau khi thức dậy. Ngoài ra, các bé cũng thường có thân nhiệt cao hơn người lớn. Theo tuổi, thân nhiệt ở bé sẽ dần ổn định vì thế, trên 37ºC không phải lúc nào cũng là bé bị sốt. Mặt khác, thông thường từ 37,1 độ C - 38,4 độ C là mức độ sốt nhẹ, an toàn với trẻ và mang tính kích thích miễn dịch. Chỉ khi con sốt con từ 38,5 độ C trở lên mẹ mới cần can thiệp bằng cách loại thuốc khác nhau.
Sốt là người bạn của trẻ vì sốt giúp hệ miễn dịch của bé hoàn thiện. Cha mẹ không nên quá lo lắng (ảnh minh họa)
3. Lạm dụng thuốc đặt hậu môn
Đối với trẻ nhỏ không muốn uống thuốc hạ sốt vì sợ đắng hoặc những bé sơ sinh dễ trớ khi dùng thuốc hạ sốt đường uống thì thuốc hạ sốt đặt hậu môn là giải pháp lý tưởng. Tuy nhiên, rất nhiều chuyên gia và các bác sỹ đầu nghành của Việt Nam đã từng lên tiếng khuyến cáo các mẹ không nên lạm dụng loại thuốc này.
Theo thạc sĩ, bác sĩ Lê Thị Phương Huệ (Bệnh viện Thanh Nhàn) thì khi trẻ bị sốt cha mẹ không nên lạm dụng thuốc nhét hậu môn vì thuốc có thể gây tác dụng phụ. Tốt nhất là cha mẹ nên đo nhiệt độ chính xác rồi cho con uống thuốc với hàm lượng phù hợp, đủ liều lượng, trường hợp bất đắc dĩ mới phải đặt thuốc nhưng cũng không nên đặt nhiều. PGS N.Tiến Dũng (Trưởng khoa Nhi BV Bạch Mai), lại cho biết: Trước đây, một số quan niệm cho rằng, cách dùng viên đặt hạ sốt ở hậu môn sẽ qua gan ít hơn. Tuy nhiên, thực tế là viên đặt hậu môn vẫn thấm vào máu như đường uống nên có nghĩa vẫn qua gan. Cho nên, trẻ hay người lớn bị bệnh gan cũng không được dùng viên này bởi vẫn có thể gây ngộ độc.
4. Chườm đá, dán miếng dán lạnh để hạ sốt cho con
Nhiều phụ huynh thường hay lấy nước đá cho vào túi nilon hay khăn vải bọc lại rồi chườm trán cho bé. .
Mặt khác, những loại thuốc như bạc hà chỉ tạo ra cảm giác lạnh, hydrogel chỉ là dạng tinh thể ngậm nước (như trong miếng dán lạnh) cũng không phải là thuốc hạ sốt và có tác dụng giúp trẻ hết sốt. Thậm chí, PGS - TS Nguyễn Tiến Dũng (Trưởng khoa Nhi BV Bạch Mai) còn bày tỏ: "Tôi không đồng ý với việc chườm khăn ướt hay chườm đá cho trẻ... Đó là các biện pháp vật lý chỉ có tác dụng hạ sốt trong 1 tiếng đầu mà thôi. Hiện nay, các nước châu Âu không áp dụng hạ sốt cho trẻ bằng dùng những biện pháp vật lý như vậy. Bởi vì, những cách đó thường làm cho trẻ mệt hơn, quấy hơn, thậm chí còn dẫn đến biến chứng nặng hơn".
5. Ủ con quá kỹ
"Thân nhiệt trẻ đang tăng cao, phải mặc thoáng mát thì mới hạ được sốt thì nhiều bà mẹ lại ủ ấm cho con khiến thân nhiệt càng tăng cao, gây nguy cơ sốt co giật”, PGS.TS Lê Thanh Hải, Phó giám đốc BV Nhi TƯ nói.
Vì vậy, chỉ nên cởi bớt đồ của trẻ chứ không cởi hết, cũng không ủ kín con trong nhiều lớp chăn hoặc áo quần vì sẽ khiến trẻ bị co giật. Hiện tượng này rất nguy hiểm, dẫn đến những tổn thương ở não, gây nên chứng động kinh về sau.
Vậy đâu là cách xử trí đúng khi con bị sốt?
- Dùng khăn bông mềm nhúng vào nước ấm, vắt hết nước, lau nhẹ khắp người trẻ, đặc biệt là ở nách, bẹn và trán. Nhớ là chỉ lau tối đa 3 lần trong cơn sốt. Lau lần 1 khô thì mới lau tiếp lần 2, lần 3.
- Khi em bé có nhiệt độ sốt cao từ 38,5 độ C trở lên thì bắt đầu dùng thuốc hạ sốt. Bé bị trớ thì thuốc viên đạn. Bé bị tiêu chảy thì thuốc uống. Nếu bé có phát ban ở da thì không được dùng miếng dán hạ sốt. Không nên dùng quá 1.000 mg/ngày (4 gói 250mg) với trẻ em. Khi dùng cho trẻ em phải tính toán liều lượng (hoặc theo sự chỉ định cụ thể của bác sĩ hoặc là phải tính toán theo cân nặng trong hướng dẫn sử dụng thuốc để tính liều).
- Khi sốt, cơ thể cũng mất rất nhiều nước và chất điện giải qua da, đường thở, mất vitamin qua phân, nước tiểu... nên nhu cầu về nước, vitamin và chất khoáng tăng lên rất nhiều. Mặt khác, khi sốt cao, các men tiêu hóa bị ức chế nên trẻ thường chán ăn, phải cho trẻ ăn những món vừa dễ tiêu hóa vừa đảm bảo cung cấp đủ những nhu cầu đặc biệt của giai đoạn này.
- Với trẻ nhỏ còn bú mẹ, cần cho bú nhiều lần hơn và thời gian mỗi lần bú lâu hơn bình thường. Nếu trẻ không tự bú được, người mẹ cần vắt sữa vào cốc rồi dùng thìa cho trẻ uống.
- Với trẻ lớn hơn (đã ăn bổ sung), nên tăng thêm số bữa trong ngày với các loại thức ăn mềm, đa dạng, dễ tiêu hóa và chia thành nhiều bữa nhỏ. Thay đổi thức ăn, làm những món hợp khẩu vị để giúp trẻ ăn nhiều, kích thích sự thèm ăn. Nếu trẻ tiêu chảy, có thể dùng nước giá đỗ xanh để quấy bột, nấu cháo loãng để vừa giúp trẻ dễ ăn vừa đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất đạm, bột.