Ở Nhật Bản có những cơ sở trông trẻ khi các bé mới chỉ 6 tháng tuổi.
Cho con đi học mẫu giáo là một quyết định quan trọng của mọi bậc phụ huynh. Hầu hết các bé bắt đầu đi học mầm non từ độ tuổi 2,5 đến 4 tuổi. Tuy nhiên, cũng có những cha mẹ vì lý do nào đó mà quyết định cho con đi học sớm hơn độ tuổi.
1. Độ tuổi đi học phổ biến ở các nước trên thế giới
- Hoa Kỳ: Tối thiểu bé được 1 tháng rưỡi thì mới được gửi vào nhà trẻ. Tuy nhiên, bố mẹ tại Mỹ thường cho bé đi học vào khoảng tầm 5 tuổi.
- Anh: Độ tuổi đi học mẫu giáo ở Anh là 4 tuổi. Tuy nhiên các trường mầm non tư nhân có thể nhận trẻ ở bất kì độ tuổi nào.
Trẻ em Nhật Bản, Trung Quốc, Việt Nam thường đi học khá sớm. (Ảnh minh họa)
- Thụy Điển: Các trường mẫu giáo có thể nhận các bé trên 1 tuổi. Tuy nhiên bố mẹ ở Thụy Điển thường không có con đi học quá sớm.
- Phần Lan: Trẻ em thường không phải đi học mẫu giáo cho đến khi 6 tuổi, mặc dù vẫn có các trung tâm giữ trẻ cho các bé dưới 6 tuổi. Tuy nhiên ở các trung tâm này, việc chơi đùa và giao tiếp xã hội được chú trọng hơn việc học.
- New Zealand: Trẻ em bắt đầu đi học vào ngày sinh nhật thứ năm.
- Nhật Bản: Việc đi học trước tại Nhật Bản khá phổ biến. Tuy việc đi học sớm không phải là bắt buộc, nhưng 100% bé dưới 5 tuổi ở Nhật đều đi học mẫu giáo. Thậm chí có những cơ sở trông trẻ nhận bé từ 6 tháng tuổi trở lên.
- Trung Quốc: Độ tuổi đi học mẫu giáo trung bình là 3 tuổi. Thậm chí các bé có thể được gửi vào những trường nội trú để rèn luyện kỉ luyệt và tính tự lập.
- Việt Nam: Độ tuổi đi học mẫu giáo trung bình ở Việt Nam là từ 2 đến 2,5 tuổi.
2. Đi học sớm đem lại lợi ích gì cho bé?
Đi học sớm giúp tạo nền tảng cho bé về cả kiến thức và giao tiếp xã hội. Nó sẽ giúp bé có kết quả học tập tốt hơn sau này.
Sau đây là những lợi ích phổ biến của việc đi học sớm:
- Làm quen với môi trường học tập
Đối với nhiều trẻ em, trường mẫu giáo là trải nghiệm đầu tiên của bé với môi trường có giáo viên và các bạn bè cùng trang lứa. Đây là cơ hội để bé học cách chia sẻ, làm theo hướng dẫn và bắt đầu xây dựng nền tảng cho việc học tập ở trường tiểu học.
- Phát triển kĩ năng giao tiếp xã hội và quản lí cảm xúc
Đi học sớm giúp bé phát triển các kĩ năng xã hội và kiểm soát cảm xúc tốt hơn. Các bé 3 đến 4 tuổi đã có thể học hỏi thông qua các kinh nghiệm của chính bản thân mình. Vì vậy các giáo viên có thể bắt đầu dạy bé về việc kiểm soát sự thất vọng cũng như các cơn giận. Họ là những người thầy tốt để hướng dẫn bé đối phó với cảm xúc của mình.
Đồng thời môi trường nhà trẻ với bạn bè bằng tuổi giúp bé học được cách kết bạn, nói chuyện với các bạn cũng như chia sẻ đồ chơi của mình. Các trò chơi tại trường mẫu giáo cũng giúp bé hiểu về cách làm việc nhóm, cách chia sẻ ý tưởng với người khác.
- Học cách lựa chọn
Khi đi học bé có nhiều hoạt động để lựa chọn tham gia. Trong khi các bé được nuôi dạy ở nhà sẽ ít được khuyến khích tự đưa ra các quyết định của riêng mình.
- Học cách chăm sóc bản thân và những người khác
Đi học mẫu giáo là cách tốt nhất để giúp bé học được cách chăm sóc bản thân. Khi đi học bé sẽ phải tự biết đi vệ sinh, tự ăn uống, đi ngủ đúng giờ dưới hướng dẫn của các giáo viên. Bé cũng biết cách quan tâm và chăm sóc, giúp đỡ bạn bè xung quanh.
- Phát triển khả năng sáng tạo
Các bé đi học sớm có thể có trí tưởng tượng tốt hơn thông qua các trò chơi. Các cô sẽ dạy bé vẽ, kể chuyện cho bé nghe cũng như để bé tự kể các câu chuyện của riêng mình.
3. Hạn chế của việc đi học sớm đối với trẻ
Bên cạnh những lợi ích kể trên, thì việc cho bé đi học quá sớm cũng có thể gây ra nhiều tác hại:
- Các chuyên gia giáo dục trẻ em tại Úc chia sẻ rằng trẻ em đi học mẫu giáo sớm thì sẽ có nguy cơ trở nên hung hăng, chống đối nhiều hơn khi lớn lên.
Đi học sớm bé dễ bị căng thẳng, stress hơn. (Ảnh minh họa)
- Các chuyên gia ở Anh cũng tin rằng sự chăm bẵm nuôi dưỡng của bố mẹ là tốt nhất đối với bé trong tất cả các khía cạnh thể chất, trí tuệ, tâm lý. Vì vậy trách nhiệm này không nên trao cho những người khác quá sớm.
- Đi học sớm cũng khiến cho bé bị căng thẳng và áp lực hơn. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng các bé 9 tháng tuổi đi học mẫu giáo bị căng thẳng cao gấp 2 lần so với các bé được ở nhà.
4. Kim nghiệm cho bé đi học sớm
Cho bé đi nhà trẻ sớm có thể là một thử thách khó khăn với nhiều mẹ vì bé không muốn xa mẹ.
Tuy nhiên, mẹ có thể khiến cho việc đi học dễ dàng hơn bằng các cách sau:
Mẹ cho bé đến trường trước để bé làm quan bạn bè, cô giáo. (Ảnh minh họa)
- Cho bé làm quen với trường lớp trước
Trước khi cho bé đi học, mẹ nên đưa bé đến trường trước khoảng 2 tuần để bé quen với bạn bè và cô giáo. Mẹ có thể cho bé xem các bạn chơi đùa vui vẻ để kích thích ham muốn đi học của bé.
- Mang đồ chơi yêu thích của bé đi học
Các bé thường có món đồ chơi yêu thích của riêng mình và rất gắn bó với chúng. Vì vậy bố mẹ có thể cho phép bé mang đồ chơi ở nhà đến trường để bé cảm thấy an tâm và vui vẻ hơn.
- Tạm biệt bé trước khi đi về
Nhiều mẹ thường hay trốn con về vì sợ bé khóc. Tuy nhiên việc đó sẽ càng khiến bé có ấn tượng xấu với chuyện đi học. Thay vào đó mẹ nên chào tạm biệt con trước khi ra về. Nếu bé quấy khóc hãy nói chuyện với bé để bé hiểu mẹ sẽ quay về đón vào buổi chiều. Mẹ nên tỏ thái độ dứt khoát để bé không mè nheo.
- Trò chuyện với bé về trường học
Mỗi ngày đi học của bé sẽ có rất nhiều điều mới mẻ vì vậy mẹ nhớ nói chuyện với bé về ngày hôm nay của bé thế nào. Việc này giúp mẹ nắm được tình hình đi học của con cũng như giúp con hào hứng hơn với việc đến lớp.