Lén đặt camera trong nhà, mẹ buồn bã khi nhìn kĩ món đồ trong tay con gái cầm cả ngày

Hạ Mây - Ngày 11/07/2021 18:59 PM (GMT+7)

Mạng internet với các thiết bị điện tử thông minh luôn là “thiên đường tuyệt vời” đối với trẻ.

Thế giới đang bước vào cuộc cách mạng công nghệ thông tin với sự phát triển nhanh chóng của Internet cùng các thiết bị điện tử thông minh. Thật không khó để bắt gặp hình ảnh mọi tầng lớp, lứa tuổi cầm trên tay chiếc điện thoại thông minh và chìm đắm trong các trò chơi online, trong đó có cả những em nhỏ ở độ tuổi dưới vị thành niên. 

Cứ 3 người dùng Internet thì có 1 người là trẻ em dưới 10 tuổi.

Cứ 3 người dùng Internet thì có 1 người là trẻ em dưới 10 tuổi.

Theo số liệu báo cáo vào năm 2016, cứ 3 người dùng Internet thì có 1 người là trẻ em dưới 10 tuổi. Số lượng trẻ từ 3-4 tuổi sử dụng Internet đã tăng gấp đôi trong suốt những năm qua. Việc trẻ tiếp xúc sớm với Internet có thể mang lại những mặt tích cực về phương diện thông tin, nhưng cũng vì thế mà nhiều hệ lụy xảy đến khiến phụ huynh phải đau đầu và lo lắng.

Đặt camera trong nhà, mẹ hoảng hốt phát hiện con gái nghiện máy tính bảng

Một câu chuyện được chia sẻ trên MXH Trung Quốc khiến nhiều bậc làm cha mẹ phải hoảng hốt. Một bà mẹ ở tỉnh Quảng Đông có một cô con gái đang học tiểu học, tầm 6-7 tuổi. Vì bận công việc nên chị để con ở nhà một mình và bọn trẻ đang bước vào giai đoạn nghỉ hè, cộng thêm tình hình dịch bệnh Covid-19 khá phức tạp nên con gái chị thường ở nhà 24/7. Một ngày nọ, người mẹ này cảm thấy có chút lo lắng nên dù đang làm việc, chị vẫn cố gắng mở điện thoại lên để kiểm tra camera ở nhà xem con gái có đang an toàn hay không.

Cô bé qua hình ảnh trích xuất từ camera.

Cô bé qua hình ảnh trích xuất từ camera.

Thông qua Internet, người mẹ thấy con gái thức dậy vào khoảng 8 giờ 44 phút sáng, cô bé ra nhận đồ ăn mẹ đặt cho từ người giao hàng. Đứa bé bắt đầu ăn sáng và cất phần ăn thừa vào tủ lạnh. Sau đó, đứa trẻ ra khỏi phòng, lúc này cô bé đã cầm trên tay chiếc máy tính bảng. 

Lén đặt camera trong nhà, mẹ buồn bã khi nhìn kĩ món đồ trong tay con gái cầm cả ngày - 3

Trên tay đứa trẻ cầm một vật gì đó khiến người mẹ tò mò và phóng to màn hình, hóa ra đó là một chiếc máy tính bảng.

Trên tay đứa trẻ cầm một vật gì đó khiến người mẹ tò mò và phóng to màn hình, hóa ra đó là một chiếc máy tính bảng.

Chuyện sẽ không có gì để bàn cãi nếu như người mẹ không tiếp tục mở camera vào buổi chiều. Sau khi theo dõi con từ màn hình, chị vô cùng lo lắng khi phát hiện ra một thói quen của con gái: Cô bé dường như không rời mắt khỏi chiếc Ipad đã cầm từ sáng. Vào lúc 12 giờ 42, 14 giờ 42 và 16 giờ 29, khi cô bé đi ngang qua khu vực theo dõi của camera, người mẹ đều chưa một lần thấy con buông chiếc iPad khỏi tay.

Đặc biệt, người mẹ phát hiện ra con gái mình đang bị lệ thuộc vào chiếc máy tính bảng vì cô bé không hề tham gia các trò giải trí khác, hay học bài... mà chỉ chăm chú vào thiết bị điện tử thông minh này từ sáng cho đến tối. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng thị lực, tệ hơn những cám dỗ trên Internet rất nhiều trong khi trẻ còn quá nhỏ để có thể bảo vệ mình khỏi những mối nguy hiểm đó. 

Tác hại khôn lường khi trẻ nghiện điện thoại, thiết bị điện tử 

Trẻ nghiện điện thoại và các thiết bị điện tử thông minh khác là thực trạng hiện tại của không ít gia đình có trẻ nhỏ, đặc biệt ở những gia đình có cha mẹ bận rộn và thường không dành thời gian quan sát và chơi đùa cùng con cái. Để dỗ trẻ ngoan, tất cả những gì các bậc cha mẹ cần làm là quăng cho chúng một chiếc điện thoại có gắn Internet, và không ai quản thúc con cái, chúng có quyền tự do xem điện thoại cả ngày. 

Tác hại khôn lường khi trẻ nghiện điện thoại, thiết bị điện tử.

Tác hại khôn lường khi trẻ nghiện điện thoại, thiết bị điện tử. 

Nhưng trẻ nhỏ sẽ không lường trước những hậu quả mà thói quen này mang lại. Chuyên gia Vương Quốc Cường (Wang Guoqiang), Phó chủ tịch Hiệp hội Tâm thần quốc tế Trung Quốc đã nói rằng sự phụ thuộc vào Internet còn được gọi là hội chứng nghiện Internet ở trẻ nhỏ. Số học sinh tiểu học và trung học cơ sở bị lệ thuộc vào Internet gần đây đã gia tăng nhanh chóng.

Mới đây, vụ việc bé gái 8 tuổi ở Thành Đô, Trung Quốc tiêu hết 130 nghìn NDT (tương đương với hơn 464 triệu đồng) của mẹ để được đứng đầu bảng xếp hạng game (top 1 server) lại một lần nữa dấy lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng nghiện Internet ở trẻ nhỏ hiện nay. Không chỉ nghiện game, nhiều chiêu trò lừa đảo còn có thể khiến các bố mẹ bị thất thoát những khoản tiền lớn khi cho phép con sử dụng điện thoại có chức năng thanh toán hóa đơn online.

Chưa kể, nghiện Internet có thể dẫn dắt trẻ xem những video không phù hợp, phản cảm hoặc có chứa yếu tố bạo lực, nhấp vào những quảng cáo có chứa rủi ro tiềm ẩn hoặc tiếp xúc với các trò chơi online không phù hợp với lứa tuổi, các thử thách có thể tự hủy hoại bản thân như MOMO, Cá Voi Xanh… Việc để lộ thông tin cá nhân như địa chỉ nhà riêng, trường học… trên mạng xã hội còn có thể khiến trẻ gặp nguy hiểm nếu bị kẻ xấu để ý.

Làm thế nào để kiểm soát thời gian sử dụng Internet ở trẻ?

Quan sát con kịp thời

Cha mẹ cần phải quan tâm đến các hoạt động thường ngày và hành vi lạ của trẻ. Do không thể giám sát con mọi lúc mọi nơi, trong khi khả năng tự ý thức của trẻ chưa đủ mạnh, cha mẹ có thể lựa chọn phương án lắp đặt camera theo dõi trong nhà. 

Cha mẹ cần phải quan tâm đến các hoạt động thường ngày và hành vi lạ của trẻ.

Cha mẹ cần phải quan tâm đến các hoạt động thường ngày và hành vi lạ của trẻ.

Lắp camera không chỉ giúp cha mẹ theo dõi các hoạt động của con thường ngày để quản lý thời gian trẻ sử dụng Internet, còn là một cách đảm bảo an toàn của trẻ luôn ở trong tầm mắt của các bậc phụ huynh. Tuy nhiên, đừng để trẻ con quá sợ hãi với chiếc camera này mà hãy giải thích rõ cho con hiểu. 

Thiết lập những quy tắc giữa cha mẹ và con cái

Các chuyên gia cho rằng, nếu trẻ có biểu hiện nghiện Internet, tốt nhất cha mẹ nên giao tiếp với con nhiều hơn, trước tiên hiểu con cái đang làm gì trên mạng và chơi trò chơi gì, sau đó phân tích nguyên nhân cơ bản khiến trẻ bị thường nghiện Internet.

Nên đưa ra những quy tắc cho trẻ như nói với con rằng con chỉ được xem điện thoại khi cha mẹ đã về nhà, hoặc một ngày con chỉ được sử dụng Internet bao nhiêu tiếng. Cha mẹ cũng nên làm rõ mục đích của con trước khi lướt Internet, viết trước những công việc cần hoàn thành ra giấy, đặt ở những nơi bắt mắt và đi thẳng vào mục tiêu khi lướt Internet, để chúng không lang thang không mục đích trên Internet, không bị thu hút bởi những thứ hấp dẫn và lôi kéo trên Internet, giúp tiết kiệm rất nhiều thời gian.

Ngoài ra, cha mẹ hãy dạy con không chia sẻ bất cứ một thông tin cá nhân, thông tin riêng tư nào lên mạng, không kết bạn với người lạ hay luôn giữ sự riêng tư của mình ở mức cao nhất khi sử dụng mạng, đăng tải thông tin để tránh trường hợp trẻ gặp nguy hiểm khi bị lộ thông tin riêng.

Sắp xếp thời gian con sử dụng Internet và các hoạt động khác

Để thoát khỏi chứng nghiện Internet, khi trẻ còn là học sinh, cha mẹ hãy sắp xếp việc học và nghỉ ngơi cho con khoa học, quan tâm nhiều hơn đến tâm lý của trẻ. Cha mẹ nên kiểm soát thời gian con sử dụng mạng, cũng như kiếm thêm những hoạt động bổ ích khác thay thế như: Tập thể dục, tăng cường chơi ngoài trời…

Việc chỉ ở nhà và học bài cũng sẽ khiến trẻ chán nản. Lúc này, cha mẹ có thể tìm và đăng ký cho con học các lớp học năng khiếu hoặc tham gia các hoạt động trải nghiệm. Điều này có thể giúp trẻ tích lũy được kiến thức cho bản thân mà không hề nhàm chán.

Cài đặt lại các ứng dụng điện thoại.

Cài đặt lại các ứng dụng điện thoại.

Cài đặt lại các ứng dụng điện thoại

Các ứng dụng trên điện thoại di động rất phát triển, có thể hạn chế nội dung con trẻ được chơi, được xem, tránh để con tiếp xúc với những thứ chưa phù hợp với lứa tuổi. Hãy sử dụng bộ lọc nội dung và chặn các website độc hại: Một số bộ lọc cụ thể như Chrome Content Filter, Net Nanny và Family Shields có thể chặn các trang web có chứa nội dung không phù hợp với trẻ.

Ngoài ra, cha mẹ cũng nên thiết lập trình duyệt Internet an toàn cho trẻ em: KidRex, Maxthon và KidSplorer là 3 trong số những trình duyệt an toàn nhất dành cho trẻ em, chỉ đưa ra gợi ý về những trang web và trò chơi phù hợp. Sử dụng VPN (Virtual private network) để đảm bảo sự riêng tư và an toàn cho trẻ, “che chắn” các phần mềm độc hại, hacker và những tên trộm ẩn danh trên mạng. Sử dụng ứng dụng này để bảo vệ con trẻ và cả gia đình khi sử dụng Internet.

Con gái mượn điện thoại rồi trốn biệt trong phòng, mẹ điếng người khi phát hiện sự thật
Con gái nhiều lần mượn điện thoại rồi trốn trong phòng, mục đích đằng sau khiến người mẹ lập tức sững sờ.

Gia đình và Xã Hội

Hạ Mây
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Con muốn lên mạng