Mẹ 9X ngồi xe lăn đi thăm con nằm lồng kính, về nhà chưa lâu lại nghe tin dữ

Ngày 31/07/2019 09:45 AM (GMT+7)

Tay bị dị dạng tĩnh mạch bẩm sinh, dù đã được phẫu thuật 5 lần nhưng vẫn bị biến chứng còng ngón khiến chị Tuyến không thể bế đứa con mới chào đời quá chục phút.

Trong nước mắt nghẹn ngào người mẹ trẻ Nguyễn Thị Kim Tuyến (21 tuổi) ở huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên chia sẻ, tay bị dị dạng tĩnh mạch bẩm sinh, mặc dù đã từng mổ 5 lần nhưng vẫn chị biến chứng còng 3 ngón, gân co và xương yếu. Cách đây 25 ngày, cô hạ sinh em bé đầu lòng nhưng thiếu tháng nên con phải nằm lồng ấp để hỗ trợ thở máy, đến lúc con được ra ghép mẹ một phần do đau vết khâu tầng sinh môn, một phần do biến chứng gân co nên không thể bế được con quá lâu.

Mẹ từ chối thuốc điều trị dị dạng tĩnh mạch để bảo vệ con

Mẹ trẻ Kim Tuyến kể, năm 2017 cô kết hôn với người mà cô yêu thương trong niềm hạnh phúc của cả dòng họ. Sau đám cưới, hai vợ chồng sớm đón tin vui khi biết mình mang thai. Thế nhưng, mang bầu đến tuần 22 thì em bé bỗng ngừng tim, khiến người mẹ trẻ suy sụp, đau đớn. Phải khó khăn lắm, sau bao tháng ngày chạy chữa bệnh buồng trứng đa nang thì cô mới có bầu trở lại.

Mẹ 9X ngồi xe lăn đi thăm con nằm lồng kính, về nhà chưa lâu lại nghe tin dữ - 1

Năm 2017 Kim Tuyến kết hôn với người mà cô yêu thương trong niềm hạnh phúc của cả dòng họ

Chín tháng thai kỳ với đầy đủ những cảm xúc khác nhau, khi liên tiếp phải đi gặp bác sĩ do tiền sử sinh non đem lại. Chưa kể đến những cơn đau do biến chứng dị dạng tĩnh mạch khiến gân bị co rút và xương yếu. Nhưng vì sợ ảnh hưởng đến thai nhi nên người mẹ ấy từ chối thuốc điều trị bệnh của bản thân để giữ an toàn cho con.

Kim Tuyến chia sẻ: “Cả quá trình mang thai là chuỗi những ngày từ chối thuốc điều trị bệnh để bảo vệ con. Có những lúc tay đau không nhấc được, chườm đá đến cóng đờ để hết đau. Mình không thể giơ tay buộc tóc, muốn làm gì cũng sử dụng duy nhất một tay”.

Tay đau lại hay ốm yếu, mang bầu đến tuần 33 (tức ngày 4/7/2019) thì cô bị vỡ ối và có dấu hiệu chuyển dạ sinh non, con chào đời bằng phương pháp sinh thường với cân nặng 1,9kg được đặt tên ở nhà là Tép. Con chào đời non tháng bị suy hô hấp, phản xạ chậm nên ngay khi vừa lọt lòng đã được các bác sĩ chuyển đến buồng chăm sóc đặc biệt để hỗ trợ thở máy.

Mẹ 9X ngồi xe lăn đi thăm con nằm lồng kính, về nhà chưa lâu lại nghe tin dữ - 2

Ngày 4/7/2019 thì cô bị vỡ ối và có dấu hiệu chuyển dạ sinh non, con chào đời bằng phương pháp sinh thường với cân nặng 1,9kg được đặt tên ở nhà là Tép

Những ngày nằm bệnh viện con cách ly mẹ như dài hơn, ngày nào cô bắt đầu nhờ chồng đẩy xe lăn xuống nghe tin tức con. Nằm lồng kính 19 ngày thì con được ra ghép mẹ. Về nhà chưa được bao lâu thì con lại lên cơn suy hô hấp, thiếu máu, vàng da, viêm phế quản và tiếp tục nhập viện theo dõi.

Nhìn con nằm trên giường bệnh bé xíu với dây dựa chằng chịt trong buồng hồi sức cấp cứu sơ sinh, cô gái trẻ cảm thấy xót xa, cô ước cả con và mình được khỏe mạnh để vượt qua bệnh tật. Những ngày đầu sau sinh vì tay yếu nên cô được chồng và ông bà hai bên hỗ trợ cật lực từ pha sữa đến bế con, sau đó hai mẹ con cũng phải học dần cách tự lo liệu, chăm sóc lẫn nhau.

“Mỗi lần đỡ con bú, mồ hôi mẹ lại nhễ nhại, tay dồn máu và sưng lên, đau buốt đến tận nách”

Chia sẻ về việc chăm đứa con chào đời thiếu tháng bị viêm phế quản, cúm, vàng da, Tuyến nói: “Bản thân mẹ không có nhiều kinh nghiệm chăm sóc trẻ, chỉ tìm hiểu một chút trên sách báo. Với em bé chào đời non tháng thì mẹ lại càng lo lắng hơn. Thời gian đưa con đi bệnh viện, gặp các mẹ có cùng hoàn cảnh là mình lại hỏi thăm về cách chăm sóc con, với hy vọng sẽ trang bị thêm nhiều kiến thức nuôi bé Tép, nhất là khi con đang ốm yếu như hiện tại. Nhìn con yếu ớt, mẹ chỉ ước có phép màu đến để con mẹ nhanh khỏe mạnh”.

Mẹ 9X ngồi xe lăn đi thăm con nằm lồng kính, về nhà chưa lâu lại nghe tin dữ - 3

Tuyến bị tay bị dị dạng tĩnh mạch bẩm sinh, mặc dù đã từng mổ 5 lần nhưng vẫn chị biến chứng còng 3 ngón, gân co và xương yếu.

Vất vả nhất là lúc cho con bú, nhiều khi con đói, khóc tìm hơi mẹ, chị phải đỡ con bằng cánh tay vì 3 ngón tay co rút nổi gân đau nhức. “Thương con mà không thể làm nhanh như người bình thường, mình phải dùng tay phải đặt con lên người mẹ và nhích nhích dần miệng bé cho đến khi áp được vào ngực thì thôi. Cũng có lúc tay cứng đờ mà con thì háu đói, mình bất lực nhìn con mà tủi thân đến phát khóc. Mỗi lần đỡ con bú, mồ hôi mẹ lại nhễ nhại, tay dồn máu và sưng lên, đau buốt đến tận nách. Vì hay khóc, tay đau không thể vắt sữa lại căng thẳng nên mẹ mất sữa, tạm thời con đang được ăn sữa công thức. Chừng ấy thời gian con ra đời cũng là bằng đó ngày mẹ không thể ngủ ngon giấc”, mẹ 9X rơm rớm.

9X chia sẻ, như hiểu được nỗi vất vả của mẹ, bé Tép rất ngoan và ít khi khóc quấy. Đến giờ, bé đã gần 1 tháng tuổi, sau nhiều lần ra vào bệnh viện, con rất bện hơi mẹ. Con thường ngủ ngày thức đêm, những lúc con thức con biết cách tự nằm chơi. Dù còn bé nhưng con luôn biết yêu thương mẹ theo một cách riêng.

Mẹ 9X ngồi xe lăn đi thăm con nằm lồng kính, về nhà chưa lâu lại nghe tin dữ - 4

Vì tủi thân lại hay khóc, tay đau không thể vắt sữa lại căng thẳng nên mẹ mất sữa, tạm thời con đang được ăn sữa công thức, mẹ phải lọ mọ tập kích sữa lại.

Sau một hành trình dài gần 30 ngày cùng con chiến đấu bệnh tật và bao khó khăn do biến chứng của căn bệnh dị dạng tĩnh mạch bẩm sinh đem lại. Kim Tuyến nhắn nhủ đến đứa con bé bỏng: “Tép à, con gái mẹ sẽ thật mạnh mẽ, con sẽ thật giỏi để cùng mẹ đi và chiến đấu tiếp.

Những ngày con nằm viện, mẹ không bỏ qua 1 buổi nghe thông tin nào của con, dù 24 mũi khâu đau lắm, mẹ vẫn cố gắng đi làm cô chuyển sữa và nghe tin tức con đều đặn. Để con biết rằng chưa 1 giây phút nào mẹ thôi không nghĩ tới con, mong con luôn khỏe mạnh cùng bố mẹ đi suốt cuộc đời này, yêu con!”

Mẹ 9x cao 1m oằn mình nuôi con bệnh tật, nghẹn ngào không đủ tiền mua sữa chăm con
Trong nước mắt chị Vân nghẹn ngào nói, bé Bảo Anh bị bệnh teo mật bẩm sinh, các bác sĩ khuyến cáo không nên cho bú mẹ vì sữa mẹ có những chất con...
An An - Ảnh: NVCC
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Gia đình và Xã Hội